VnReview
Hà Nội

Tâm sự và chiêm nghiệm của một fan cuồng Grado (phần 1)

5 năm "chơi" tai nghe, có lẽ tôi đã "lỗ" tới hơn chục triệu đồng vào thú vui tốn kém này. Nhưng, có lẽ, khoản tiền đầy xót xa ấy cũng là đáng giá với những gì mà tôi thu nhận được: kinh nghiệm và chiêm nghiệm (để đăng status lên Facebook).

Đầu thập niên 2010, sau khi laptop và smartphone đã trở thành những vật dụng quá đỗi bình thường trong cuộc sống, người ta bắt đầu chấp nhận bỏ tiền ra mua chuột xịn, bàn phím xịn và dĩ nhiên là cả tai nghe xịn – những phụ kiện vốn có ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm tổng thể của người dùng, nhưng lại thường bị coi là... phụ. Cũng vào lúc này, nhờ có điểm số ở mức "quá ổn", tôi được nhà trường trao tặng học phí để học một kỳ trao đổi sinh viên tại Đức.

5 năm "chơi" tai nghe, có lẽ tôi đã "lỗ" tới hơn chục triệu đồng vào thú vui tốn kém này. Nhưng, có lẽ, khoản tiền đầy xót xa ấy cũng là đáng giá với những gì mà tôi thu nhận được: kinh nghiệm và chiêm nghiệm (để đăng status lên face).

Tại nước Đức nhàm chán, bạn có thể đi thăm một bảo tàng ô tô nào đó...

Nước Đức là quê hương của Mercedes và BMW, biểu tượng của chất lượng và sự sang trọng. Nước Đức cũng là quê hương của Modern Talking và Boney M., những ban nhạc đã truyền cho tôi tình yêu âm nhạc từ bố, từ bác, từ chú. Và cuối cùng, nước Đức là quê hương của AKG, của Beyerdynamics, của Sennheiser – những hãng sản xuất tai nghe đang nổi đình đám tại Việt Nam khi đó.

Trước khi lên đường, cô ruột tôi mang đến tặng thằng cháu yêu 300 đô Mỹ, dặn cháu "nhớ đi du lịch cho khỏi phí cái visa". Sau một vài chuyến du lịch... nhàm chán tới Freiburg, Berlin và Munich, tôi đưa ra quyết định rằng mình là người hướng nội và quyết định dành nốt khoản tiền 100 đô còn lại để mua tai nghe. Sau một ngày tìm hiểu trên mạng, tôi đọc được rằng tai nghe AKG "khó kéo, cần ampli xịn", còn Beyerdynamics thì mang tới âm thanh quá "lạnh, thiếu nhạc tính". Cũng vào lúc đó, tai nghe Sennheiser đang "hot" ở Việt Nam, và bạn tôi cũng vừa đăng lên Facebook một bức ảnh chụp chiếc HD555 với những lời "có cánh".

OK, thế là tôi quyết định mua chiếc HD448 với giá 70 Euro. 70 Euro là vào khoảng 100 đô la lúc đó. Vừa hợp với túi tiền của tôi.

Háo hức chờ đợi mãi rồi các bạn chuyển phát DHL cũng đưa tới nhà tôi một chiếc hộp của Amazon.de. Xé tan chiếc hộp, tôi hào hứng cầm lên tay đôi tai nghe "hịn" đầu tiên của cuộc đời mình. Dây hơi mỏng, tai nghe bằng nhựa không mấy chắc chắn. Chẳng sao cả, tôi đã đọc trên mạng rồi, chất lượng phần cứng bị hy sinh để đổi lấy chất lượng âm thanh tuyệt hảo.

5 năm "chơi" tai nghe, có lẽ tôi đã "lỗ" tới hơn chục triệu đồng vào thú vui tốn kém này. Nhưng, có lẽ, khoản tiền đầy xót xa ấy cũng là đáng giá với những gì mà tôi thu nhận được: kinh nghiệm và chiêm nghiệm (để đăng status lên face).

...hoặc một tòa lâu đài nào đó...

Cắm tai nghe vào laptop, mở vài ba bản Metal "tủ" mà tôi... thất vọng tan nát. Trời ơi là trời, bass "đập" chẳng có tí lực nào, trống cymbal thì lạo xạo nghe chẳng ra làm sao. 70 "Ơ" mà chẳng bằng cái tai nghe "Tàu" 150.000 đồng ở nhà.

Nhưng thôi, chót dại rồi, tôi đành sống qua ngày với chiếc tai nghe ấy. Chơi game, xem phim, và nghe nhạc, 2 tháng của tôi ở một thành phố nhỏ của nước Đức trôi qua êm đềm. Vật vã thi cuối kỳ rồi về nước, tôi nghỉ ngơi bằng giai điệu nhạc Vàng, bằng Pop 1980 trên bộ loa Aiwa cũ kỹ của bố. Một đêm mải chơi game đến mức... kích thích không ngủ được, tôi cắm tai nghe để thưởng thức.

Thật không thể tin nổi! Quá tuyệt vời!

So với chiếc tai nghe Sennheiser 2 triệu đồng này, bộ dàn Aiwa đắt tiền (2 triệu đồng, nhưng là 2 triệu đồng của những năm 2000) đã gắn bó với tôi hơn 10 năm thực sự không thể sánh nổi. Âm bass trên Aiwa thì lộp bộp, còn âm bass trên HD448 thì rất vừa phải, tạo ra khung nền đầy đặn nhưng êm ái cho đĩa Tình nhớ của Khánh Ly. Âm treb trên HD448 thì tách bạch, còn âm treb trên Aiwa thì gần như... chẳng để làm gì. Bộ dàn yêu quý của tôi cho âm thanh tối và bí bao nhiêu thì chiếc HD448 lại cho trải nghiệm thoáng đãng bấy nhiêu.

Bài học đầu tiên mà tôi rút ra: Không có chiếc tai nghe nào là hoàn hảo cho mọi thể loại nhạc. Không có thứ gì là hoàn hảo cho tất cả mọi thứ. Sennheiser HD448 không phải là đồ chơi cho Metal.

5 năm "chơi" tai nghe, có lẽ tôi đã "lỗ" tới hơn chục triệu đồng vào thú vui tốn kém này. Nhưng, có lẽ, khoản tiền đầy xót xa ấy cũng là đáng giá với những gì mà tôi thu nhận được: kinh nghiệm và chiêm nghiệm (để đăng status lên face).

... hoặc mua rất nhiều tai nghe về thưởng thức trong phòng riêng.

Nếu như bạn là Metalhead một ngày, bạn sẽ là Metalhead cả đời (hoặc là đến lúc bạn có bạn gái mà cô bạn gái ấy lại không nghe Metal). Cũng chính bởi nguyên tắc sống đặc biệt này nên tôi cũng phải mua cho mình một chiếc tai nghe ở cùng một "đẳng cấp" với HD448 nhưng lại có thế mạnh về Metal và Rock. Lướt lên mạng tìm hiểu, tôi đọc được về Grado – dòng tai nghe chuyên trị cho Rock và Jazz. "Máu Rock" trỗi dậy, tôi hùng hổ nhờ chú tôi mua cho một chiếc Grado SR60i với giá 80 đô Mỹ.

Thật là đau xót. SR60i của tôi vẫn đập bass bồm bộp, vẫn đánh tép lạo xạo.

Nhưng chẳng lẽ lại nói với bố mẹ, với chú là tai nghe đắt tiền vừa nhờ mua dở lắm? Cực chẳng đã, tôi đành nghiến răng sử dụng chiếc tai nghe mới mua (nếu dùng Grado mà không dùng tay bẻ vòng đeo sang 2 bên thì sẽ bị tai nghe tì vào tai rất đau. Điều này mãi về sau tôi mới biết...). Mà, thậm chí, trên cái "hộp pizza" xấu điên đảo, nhà sản xuất Grado Labs còn ghi chú rằng tai nghe phải sử dụng thêm một thời gian thì mới hay. OK thôi, tôi đeo chiếc SR60i lên tai và dành riêng trải nghiệm Nightwish, Amorphis, At the Gates, Moonsorow cho chiếc tai nghe xấu xí này.

Một lần nữa, bất ngờ thú vị lại xảy ra.

Qua một thời gian, âm bass của chiếc SR60i đã bắt đầu gọn gàng và sâu lắng hơn. Âm treb trứ danh của Grado bắt đầu bộc lộ bản chất; từng tiếng treb lách tách mang đến linh hồn cho bản nhạc. Quan trọng nhất, âm mids (dải trung) và dải bass của SR60i có sự kết dính rất đặc biệt, khiến cho âm thanh guitar điện trong các bản nhạc tôi ưa thích trở nên có hồn hơn trước đây, thậm chí là có hồn hơn cả HD448 nhiều lần. Hào hứng chụp ảnh bộ sưu tập tai nghe của mình để đăng lên Facebook, tôi đặt lời tựa rằng "Ai nghe nghe Dốc bằng Grado, tức là chưa nghe Dốc".

5 năm "chơi" tai nghe, có lẽ tôi đã "lỗ" tới hơn chục triệu đồng vào thú vui tốn kém này. Nhưng, có lẽ, khoản tiền đầy xót xa ấy cũng là đáng giá với những gì mà tôi thu nhận được: kinh nghiệm và chiêm nghiệm (để đăng status lên face).

Ga giường có thể chưa trải, nhưng chụp ảnh khoe đồ đăng face là không thể trì hoãn được

Vậy, tại sao cả chiếc SR60i và chiếc HD448 của tôi bỗng dưng lại... hay lên theo thời gian? Câu trả lời là bởi, những điều tốt đẹp chỉ đến với những người biết chờ đợi. Tai nghe và loa có một hiện tượng rất đặc biệt: burn-in (hay còn gọi là break-in) mà dân audio hay gọi tắt là "burn". Sau một thời gian sử dụng, màng loa và mạch điện mới đạt đến độ dãn vừa "chín tới", giúp cho âm thanh chạm mức hay nhất có thể. Và đó cũng là điều (tôi tin rằng) đã xảy ra với 2 chiếc tai nghe của mình.

Nhưng vấn đề là ở chỗ hiện tượng burn-in vẫn đang là chủ đề tranh cãi kịch liệt. Có người tin rằng burn-in là có thật, có người thì không. Từ trải nghiệm cá nhân, tôi đã từng gặp cả những chiếc tai nghe không thay đổi chất âm theo thời gian lẫn những chiếc tai nghe hay hơn (hoặc dở đi) vì burn-in.

Vậy thì nếu như burn-in là do... tưởng tượng ra, bài học rút ra từ chiếc HD448 và chiếc SR60i của tôi là gì? Có lẽ, đó là cái đẹp thì phải mất thời gian học cách thưởng thức. Cả 2 chiếc tai nghe của tôi đều không phải là dở, nhưng với vốn thẩm mỹ ban đầu khá hạn hẹp, chắc chắn tôi vẫn sẽ cho rằng tai nghe Beats, tai nghe Sony đắt tiền, nhiều bass mới là "xịn" nhất. Thú chơi tai nghe cũng giống như chính tình yêu dành cho âm nhạc vậy. Có những bản nhạc bạn mới nghe sẽ rất ghét, có những dòng nhạc không dành cho người dễ dãi (Jazz, Classical). Nhưng càng nghe, bạn mới càng nhận ra, càng thấm thía nét đẹp của ca từ, giai điệu. Bạn không thể học cách bình luận âm nhạc trong một ngày, và viết review cho tai nghe cũng vậy.

Dù sao, tôi cũng vẫn tin vào burn-in. Nếu như không có burn-in trên tai nghe, thì vẫn có burn-in trên amp đèn.

(Còn tiếp)

Gia Cường

Chủ đề khác