VnReview
Hà Nội

Những căn nhà trơ trọi giữa đường, giữa phố

Tại Trung Quốc, đất nước 1,35 tỷ dân, tình trạng những căn nhà "đinh" đang mọc lên ngày càng nhiều. Phần lớn nguyên nhân đến từ việc chi phí đền bù giải phóng mặt bằng quá thấp, nên chủ đất hoặc căn hộ từ chối trao lại mặt bằng cho chủ đầu tư dự án.

Một điều luật được thông qua vào năm 2007 đã khiến cho việc cưỡng chế đất ở Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, và các cuộc tranh chấp ngày càng trở nên dai dẳng. Việc này cũng góp phần làm gia tăng số lượng các nhà "đinh" hơn trong vài năm trở lại đây. Thậm chí vài trường hợp, chủ đất còn xây dựng căn nhà khang trang và kiên cố hơn, khiến cho việc cưỡng chế càng phức tạp hơn.

Hệ quả là sự ra đời của những căn nhà đơn độc, không giống ai so với tất cả những công trình khác nằm quanh chúng như các văn phòng, cao ốc, phố mua sắm... Có trường hợp căn nhà nằm ngay chính giữa đường quốc lộ khiến cho các tài xế phải chú ý cao độ để không va phải.

Dưới đây là loạt ảnh về các ngôi nhà "đinh" kể trên.

Một căn nhà cũ nát án ngữ trước mặt tiền một trung tâm mua sắm ở thành phố Trường San, tỉnh Hồ Nam. Ảnh chụp vào 2007.

Một trong những căn nhà "đinh" nổi tiếng nhất. Nó nằm ở thị trấn Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang. Căn nhà thuộc về một cặp vợ chồng già mà họ cho rằng khoản đều bù không hợp lý. Kết quả là nó đừng sừng sững trên con đường mới mở đi vào ngôi làng của họ. Thậm chí vẫn có cả cột điện và đường dây điện cấp cho ngôi nhà này.

Một căn nhà chắn ngang đường đi khác. Chủ của căn nhà thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, được biết đã không chấp nhận khoản bồi thường nên căn nhà này đã không bị phá huỷ.

Hồi 2009, căn nhà ở thành phố tự trị Trùng Khánh này là chủ đề gây tranh cãi tại Trung Quốc. Lý do cũng tương tự các căn ở trên khi chủ hộ đòi số tiền bồi thường cao hơn để phá dỡ nó.

Sau khi người chủ đòi chủ thầu của dự án trung tâm tài chính trả số tiền gấp 3 lần mức được đề nghị, căn biệt thự 6 tầng nằm tại thành phố Thâm Quyến này trở thành một điển hình về nhà "đinh" vào 2007.

Dù đã bị phá huỷ một phần, nhưng chủ nhân căn nhà "đinh" ở thị xã Thụy An, tỉnh Chiết Giang vẫn bám trụ tại đấy đến gần một năm trời, cho tới khi chính quyền địa phương cắt nguồn nước và điện cho căn nhà. Chủ thầu dự án đã tìm mọi cách nhằm phá huỷ căn nhà để xây dựng một trung tâm mua sắm mới.

Đây là căn nhà sau cùng trong khu vực bị phá huỷ để xây dựng một dự án thương mại mới. Sau cùng nó đã biến mất vào 2007.

Căn nhà cũ tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy này đã ngăn cản việc xây dựng một chung cư mới hồi 2008. Tấm băng rôn trên nó ghi dòng chữ "yêu cầu chính quyền trừng phạt chủ đầu tư đã phá huỷ căn nhà của tôi, hãy trả lại nhà cho tôi".

Chủ nhân căn nhà "đinh" ở tỉnh Quảng Châu này sau cùng cũng thất bại trong vụ kiện 2008 để đòi mức bồi thường cao hơn.

Một căn nhà khác đã bị phá huỷ một phần ở Hợp Phì hồi 2010.

Một người phụ nữ đang bước qua phần còn lại của một căn nhà nằm ở ngoại ô thành phố Nam Kinh hồi 2008. Chủ của nó cũng đòi mức bồi thường cao hơn cho một dự án cải tạo vùng đất ngập nước nằm ở xung quanh.

Gia đình từng sống trong căn nhà ở thành phố Tương Dương này được cho là đã từ chối dời đi vì bất đồng với mức đền bù. Kết quả là ngôi nhà đứng một mình cô quạnh trong khi các chung cư cao tầng vẫn mọc lên rào rào xung quanh.

Hồi 2010, chủ nhân căn hộ chung cư ở Nam Kinh đã từ chối dời đi dù việc phá dỡ đã bắt đầu ở những căn phòng khác của toà nhà. Trên tấm banner là dòng chữ "Những người phía nam Nam Kinh sẽ ủng hộ tôi".

Dù đã bị cắt nước và điện, nhưng chủ nhân căn nhà ở thành phố Côn Minh này vẫn tiếp tục bám trụ lại với ngôi nhà.

Người nữ chủ nhân đứng trong ban công ngôi nhà. Sau cùng thì nó cũng đã bị phá dỡ để xây các chung cư mới ở Thượng Hải vào tháng 12/2010.

Huyền Thế

Theo Business Insider

Chủ đề khác