VnReview
Hà Nội

Huawei đầu tư mạnh vào 5 giải pháp IoT

Thâm Quyến, Trung Quốc, ngày 12/4/2016 – Tại Hội nghị các nhà phân tích Toàn cầu Huawei (Huawei Global Analyst Summit - HAS 2016), Huawei đã công bố Internet of Things (IoT) là một trong những ưu tiên chiến lược của tập đoàn. Với sự đầu tư dài hạn và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực ICT, Huawei đã tạo ra những bước đột phá đầy ấn tượng với 5 giải pháp IoT của mình. Công ty cũng cam kết xây dựng một hệ sinh thái IoT mạnh mẽ và cùng thúc đẩy đổi mới sáng tạo với các đối tác của mình.

Kỷ nguyên IoT đang hiện hữu và đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sáng tạo, biến đổi trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Huawei dự báo rằng sẽ có 100 tỷ kết nối vật lý vào năm 2025, tăng gấp mười lần so với số lượng kết nối hiện nay. Số lượng kết nối ảo sẽ vượt quá con số 1 nghìn tỷ, tăng gấp 100 lần so với lượng kết nối hiện tại. Sự tăng trưởng bùng nổ về cả kết nối vật lý và kết nối ảo sẽ dẫn đến những thay đổi chưa từng có và mở ra một Thế giới được Kết nối Tốt hơn (Better Connected World).

Tại HAS 2016, ông Patrick Zhang, Chủ tịch bộ phận Tiếp thị và giải pháp thuộc Nhóm Sản phẩm và Giải pháp của Huawei, cho biết Huawei đã công bố chiến lược IoT "1 + 2 + 1" năm 2015 là để nắm bắt các cơ hội IoT. Nhờ vào các công nghệ ICT hàng đầu và sự đầu tư mạnh mẽ vào R&D, Huawei đã cung cấp các giải pháp quan trọng cho hệ điều hành IoT, các chip thiết bị đầu cuối, các giải pháp truy cập mạng, và các nền tảng. Cùng với các đối tác của mình, Huawei đã sáng tạo và triển khai các giải pháp cho nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm Internet cho các phương tiện đi lại (Internet of Vehicles - IoV), năng lượng, sản xuất, và ngôi nhà thông minh (smart home).

Patrick Zhang, Chủ tịch bộ phận Tiếp thị và giải pháp thuộc Nhóm Sản phẩm và Giải pháp của Huawei, tại HAS 2016

Dựa trên chiến lược IoT "1 + 2 + 1", Huawei đã công bố 5 giải pháp IoT của mình, gồm:

Thứ nhất, cổng ngôi nhà thông minh bốn-trong-một của Huawei, giải pháp đầu tiên của loại hình này, là một sản phẩm quan trọng mà các nhà khai thác có thể sử dụng để chuyển đổi hoạt động kinh doanh của mình từ các dịch vụ băng thông rộng hộ gia đình truyền thống sang các dịch vụ ngôi nhà thông minh như khám sức khỏe tại nhà, giải trí gia đình, bảo mật bảo mật, và tự động hóa ngôi nhà. Với cổng nhà thông minh này, các nhà khai thác sẽ đạt được mức doanh thu trung bình cho mỗi người dùng (ARPU) cao hơn.

Thứ hai, giải pháp cổng IoT linh hoạt của Huawei hỗ trợ IoT thông minh cho Internet công nghiệp. Cổng này có thiết kế tiêu chuẩn công nghiệp, các giao thức và giao diện IoT phong phú, cùng các tính năng điện toán và lưu trữ. Nó được sử dụng rộng rãi trong các loại đèn thông minh và máy đo thông minh.

Thứ ba, giải pháp IoT băng hẹp (NB-IoT) của Huawei cho phép các nhà khai thác xây dựng các hệ thống mạng di động phổ quát để kết nối một số lượng lớn các vật (things). Giải pháp này sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới trong các lĩnh vực như đồng hồ đo thông minh, bãi đậu xe thông minh, theo dõi công tác hậu cần, và các thành phố thông minh. Trong năm 2015, Huawei đã làm việc với một số nhà khai thác để xây dựng các giải pháp kỹ thuật NB-IoT. Việc triển khai thương mại dự kiến sẽ bắt đầu vào quý 3 năm 2016.

Thứ tư, nền tảng quản lý kết nối IoT dựa trên đám mây của Huawei cho phép tích hợp nhiều đầu cuối và sáng tạo ứng dụng của các ngành một cách nhanh chóng. Nền tảng này bao gồm có quản lý dữ liệu, quản lý kết nối, quản lý vận hành, bảo mật, và các giao diện lập trình ứng dụng (API) mở.

Thứ năm, Huawei LiteOS, một hệ điều hành IoT mã nguồn mở gọn nhẹ, cho phép các nhà lập trình phát triển các thiết bị IoT theo cách thông minh hơn. Hệ điều hành này mang lại nhiều lợi ích như phát triển các thiết bị IoT dễ dàng hơn, kết nối cao hơn, các dịch vụ thông minh hơn, trải nghiệm vượt trội, và bảo mật dữ liệu nâng cao. Huawei LiteOS hỗ trợ mã nguồn mở và cung cấp các API mở, hợp nhất để giúp các đối tác nhanh chóng phát triển các sản phẩm IoT cho nhà thông minh, IoV, và các ngành công nghiệp sản xuất khác.

IoT có tiềm năng rất lớn, nhưng sự phát triển của nó lại bị hạn chế bởi một thị trường bị phân mảnh, nơi các nhu cầu và tiêu chuẩn ngành công nghiệp rất khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, Huawei đã đóng một vai trò tích cực trong các tổ chức tiêu chuẩn và liên minh, và đã có những đóng góp đáng kể. Ví dụ, Huawei hiện là Phó Chủ tịch của Liên minh Internet công nghiệp (AII), một sáng kiến ​​được khởi xướng bởi Bộ Công nghiệp và CNTT Trung Quốc. Trong liên minh này, Huawei dẫn đầu nhóm nền tảng thử nghiệm, tổ chức trưng bày giới thiệu cho các ngành công nghiệp, các lĩnh vực, tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn, và thiết lập một nền tảng thử nghiệm để giải quyết các vấn đề kết nối liên thông và khả năng tương tác. Thông qua những nỗ lực này, Huawei đã làm rất nhiều để đưa ngành công nghiệp tiến lên phía trước. Vào tháng 3 năm 2016, Huawei đã đi tiên phong trong nỗ lực tăng cường phối hợp giữa Liên minh oneM2M và Liên minh OSGi, để đảm bảo khả năng tương tác IoT dựa trên các khung khổ cấp độ thấp. Kết quả là, Huawei đã giúp phá vỡ các rào cản giữa các sản phẩm, các giao thức, và các ngành công nghiệp, từ đó mở ra một giai đoạn phát triển mới cho toàn bộ ngành công nghiệp IoT.

Trong phần cuối bài thuyết trình của mình, ông Patrick Zhang khẳng định cam kết của Huawei đầu tư mạnh mẽ vào IoT và xây dựng một hệ sinh thái IoT mạnh mẽ với các đối tác ngành. Huawei nỗ lực thúc đẩy sự phát triển IoT và xây dựng một kỷ nguyên IoT kết nối tốt hơn.

Chủ đề khác