VnReview
Hà Nội

Liệu doanh nghiệp của bạn đã ứng dụng điện toán đám mây đích thực?

Nếu câu trả lời là "chưa", thì rất có thể việc kinh doanh của bạn sẽ thất bại.

Bài viết mới nhất của ông Jasbir Singh, Phó chủ tịch Mảng Ứng dụng Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp & Quản lý chuỗi cung ứng (ERP/SCM), Oracle Châu Á Thái Bình Dương

Như hầu hết các sản phẩm tiêu dùng khác, công nghệ điện toán đám mây được phân phối ra thị trường với mọi quy mô và loại hình dịch vụ. Thông thường, doanh nghiệp hay nhận định dịch vụ điện toán đám mây tương tự với những ứng dụng phần mềm trả trước sẵn có trên mạng Internet. Tuy nhiên, nếu chỉ tích hợp điện toán đám mây mà chưa lập kế hoạch cụ thể, doanh nghiệp sẽ rất dễ lặp lại phương thức kinh doanh lỗi thời y hệt như năm ngoái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Thực chất, khá nhiều dịch vụ điện toán đám mây đơn giản chỉ bao gồm một hệ thống phần mềm chuyên dụng được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây. Bởi vậy, nhiều người vẫn cho rằng việc tích hợp "điện toán đám mây" vào ứng dụng hiện hành chẳng khác gì việc sơn trắng lại một ngôi nhà cũ – hay còn được ví von như việc "mặc váy cho heo".

Điện toán đám mây đích thực

Với cả nhà cung cấp và sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, việc trải nghiệm điện toán đám mây không chỉ phụ thuộc vào một thời điểm hay một hành động nhất định. Một phần-mềm-như-một-dịch-vụ (SaaS) toàn diện không chỉ đơn thuần là một bản sao của một ứng dụng được tích hợp trực tiếp trên một phần cứng tối tân và được lưu trữ tại một trung tâm dữ liệu mới cóng cung cấp bởi một bên thứ ba. SaaS cần phải bao gồm toàn bộ hành trình trải nghiệm liên tiếp, tương tự như giai đoạn "lột xác" của doanh nghiệp với lộ trình được cải thiện dần theo thời gian, giúp mang lại những giá trị kinhd doanh lâu dài.

Đối với nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn diện, cả quá trình tích hợp phải được diễn ra từ những bước thiết kế hệ thống đầu tiên, với mục tiêu tiên quyết là mang lại cho khách hàng một giải pháp thu hồi vốn nhanh chóng nhờ dịch vụ đáng tin cậy và linh hoạt thường xuyên được đổi mới. Nguyên lý cơ bản là tính chất đa người dùng của điện toán đám mây – bởi khách hàng có thể cùng sử dụng một hệ thống phần mềm và nền tảng chung, từ đó, cùng hưởng lợi từ chế độ nâng cấp, bảo dưỡng và trải nghiệm đồng nhất trong khi vẫn có thể tùy hoạt động riêng biệt qua những cổng kết nối hoàn toàn bảo mật. Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng cần phải được thực thi ở mọi tầng cấu trúc của mô hình điện toán đám mây, chứ không chỉ phụ thuộc vào lực lượng bảo vệ ở cổng trung tâm dữ liệu.

Lợi ích tức thì nhất của điện toán đám mây là tốc độ thực thi nhanh chóng, bởi các bước thiết lập điện toán đám mây đã được tích hợp và khởi động sẵn. Điều này đồng nghĩa với thời gian phân phối sản phẩm ra thị trường ngắn hơn, từ đó tiết kiệm được thời gian tới giá trị. Hình thức thanh toán theo lưu lượng sử dụng cũng giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ngay từ đầu, cũng như giúp dễ dàng ước lượng trước kế hoạch chi tiêu về sau. Trên thực tế, lợi ích này đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức lập kế hoạch CNTT trong doanh nghiệp. Bởi những đề xuất đầu tư (CAPEX) phức tạp nay có thể được trình bày như các khoản chi phí hoạt động (OPEX) rõ ràng và khả thi hơn với toàn bộ hội đồng quản trị.

Thúc đẩy kinh doanh

Tuy nhiên, khả năng phát triển mới là nhân tố quan trọng nhất. Các doanh nghiệp cần phải bảo đảm tính cạnh tranh của mình với những hệ thống tối tân, công nghệ hàng đầu, các ứng dụng hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đồng thời vẫn phải tập trung phát triển những đặc điểm riêng biệt nhằm duy trì lợi thế kinh doanh và gia tăng thị phần.

Yếu tố này đòi hỏi những nhà cung cấp điện toán đám mây phải đề ra một kế hoạch liên tục cải tiến và mở rộng hợp lý các mô hình dịch vụ, với những đợt nâng cấp công khai trên môi trường điện toán đám mây.

Còn đối với những khách hàng sử dụng điện toán đám mây, yếu tối này lại thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường khả năng mở rộng ứng dụng trên một nền tảng tương đương, có thể kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ khác, và hoàn toàn tương thích với thế giới di dộng một cách dễ dàng, mà vẫn có thể tiết kiệm tối đa chi phí triển khai.

Tóm lại, người giữ vị thế tiên phong trên thị trường hiện nay là các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sở hữu một danh mục sản phẩm tích hợp toàn diện, phù hợp với mọi bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời tương thích với mọi tầng công nghệ trong hệ thống hiện hành. Theo như ông Shawn Price, Phó Giám Đốc Cấp Cao, Mảng Điện toán Đám mây và Sản Phẩm cho Doanh nghiệp, Oracle chia sẻ, danh mục sản phẩm của Oracle có thể tượng trưng cho toàn bộ lợi thế cạnh tranh hàng đầu. "Nhờ cơ sở dữ liệu như một dịch vụ, khoảng 600 ứng dụng SaaS, cùng hơn 40 dịch vụ nền tảng được tích hợp trên một cơ sở hạ tầng tiên tiến với khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa hệ thống cố định hiện hành và với mạng lưới điện toán kết nối toàn thế giới, hệ thống kỹ thuật chuyên dụng cho doanh nghiệp của bạn sẽ hoàn toàn khác biệt so với mọi doanh nghiệp khác."

Tính sẵn sàng của sản phẩm và phương hướng phát triển trình rõ ràng

Oracle sở hữu danh mục sản phẩm cơ sở hạ tầng tích hợp, phần mềm lớp giữa, và những ứng dụng vượt trội giúp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn diện cho khách hàng, với khả năng thực thi và phát triển nhanh chóng những ý tưởng kinh doanh mới được đề xuất. Oracle hiện đang dẫn đầu thị trường với chuỗi ứng dựng toàn diện sẵn có, cùng khả năng nâng cấp toàn bộ ứng dụng và dịch vụ của mình. Mọi thông tin chi tiết đều có thể truy cập trong mục "Tính sẵn sàng của Sản phẩm" trên trang web chính thức của Oracle. Bởi vậy, bất kỳ ai cũng có thể xác định vị trí hiện tại, cũng như phương hướng phát triển của Oracle – để từ đó lên kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp mình.

Chủ đề khác