VnReview
Hà Nội

Đánh giá chi tiết op-amp Sparko SS3602

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

Thế giới âm thanh luôn có chỗ cho những người thích vọc vạch, kể cả những người... kém hiểu biết kỹ thuật nhất. Ví dụ, với những chiếc Grado bạn có thể thay phần pad để thay đổi đáng kể chất âm, với Sennheiser HD600 hoặc HD650 thay dây nối cũng là một cách hiệu quả để phát huy tối đa tiềm lực của tai nghe. Với amply đèn, ngay cả những loại bóng có giá thành dễ chịu gắn mác Voskhods hay RTC cũng là một lựa chọn để thưởng thức thứ âm thanh ngọt quyện đặc trưng của bóng đèn mà không cần hy sinh chi tiết hay âm trường, đặc biệt là trong bối cảnh gần như nhà sản xuất amp đèn nào cũng dùng bóng Trung Quốc rẻ tiền như hiện nay.

Với amp bán dẫn, DAC cũng như soundcard cao cấp, một cách dễ dàng để nâng cấp chất âm là thông qua op-amp, loại mạch khuếch đại đang được sử dụng trên nhiều thiết bị âm thanh hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc một trong những mẫu op-amp đình đám nhất trên thị trường: chiếc SS3602 của Sparko Labs.

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

Ship hàng từ Mỹ

Chúng tôi biết đến Sparko qua những lời nhận xét hết sức tích cực của một số người dùng head-fi.org, diễn đàn số 1 thế giới về tai nghe hiện nay. Trong các "thớt" về op-amp hoặc cũng như về chiếc amp đèn hybrid (có sử dụng op-amp) giá rẻ Little Dot I+, Sparko SS3602 thường được nhắc tới với chất âm trung tính, rộng rãi và chi tiết đến tuyệt đối. Đặc biệt, SS3602 cũng thường được so sánh và giành phần thắng trước một chiếc op-amp từng được coi là tiêu chuẩn của thế giới op-amp, MUSES02.

Nhưng trước khi đến với âm thanh hấp dẫn của SS3602, người mua tại Việt Nam sẽ phải vượt qua một thử thách không mấy dễ chịu: Sparko Labs hoàn toàn không có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Thực chất, Sparko Labs vẫn là một doanh nghiệp non trẻ được điều hành bởi chính tác giả của các mẫu op-amp bán ra (bao gồm SS3602 và SS3601) là Andrew Sparks, một kỹ sư âm thanh từng theo học tại Đại học Kanssas State. Do đó, kênh phân phối chủ chốt của Sparko Labs hiện tại vẫn là trang chủ của hãng, sparkolabs.com.

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

Trang web còn rất đơn sơ, nhưng trải nghiệm mua hàng đơn giản và an toàn (nhờ có PayPal).

Cần phải lưu ý rằng một trong những trở ngại lớn nhất khi giao dịch cùng các trang web nhỏ là mức độ an toàn. Dựa theo kinh nghiệm sống của chính người viết và nhiều bạn bè đồng nghiệp khác, khi mua bán tại những trang web chưa thực sự nổi tiếng, người mua nên hạn chế hé lộ số thẻ tín dụng. Trên khía cạnh này, Sparko Labs đã sử dụng giải pháp tốt nhất cho người dùng: chấp nhận thanh toán bằng PayPal. Cũng giống như các mô hình thanh toán di động sau này như Apple Pay hoặc Samsung Pay, điểm mấu chốt của PayPal là người mua khi thanh toán sẽ không cần cung cấp thông tin thẻ trực tiếp tới người bán. Thay vào đó, PayPal sẽ lưu trữ, bảo vệ số thẻ tín dụng và tham gia giải quyết trong bất cứ trường hợp mâu thuẫn nào giữa hai bên.

Với tổng chi phí "rước" một chiếc SS3602 là vào khoảng 92 USD (tức khoảng 2,1 triệu đồng theo tỷ giá vào thời điểm viết bài), chúng tôi nhấn nút thanh toán và chờ đợi ngày chiếc op-amp này đến địa chỉ nhận tại Hà Nội. Sau khoảng 1 tháng, SS3602 đã về tới tận địa chỉ nhận bên trong một chiếc phong bì màu vàng. Nhiều người chắc hẳn sẽ cảm thấy bất ngờ vì quá trình chuyển một thiết bị điện tử từ Mỹ về Việt Nam lại diễn ra dễ dàng và không-phiền-toái tới vậy, nhưng với người viết điều này không có gì bất ngờ. Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi ship op-amp trực tiếp về địa chỉ nhà, và chưa có một lần nào những "con chip" này gặp bất cứ khó khăn nào trong khâu vận chuyển cả.

Lắp ráp op-amp

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.  Chân cắm số 1 (bên phải) ở cùng phía với hình tròn/bán nguyệt chỉ hướng lắp op-amp.

SS3602 (thứ hai từ trái sang) có thân hình hơi quá khổ khi sánh cùng các loại opamp khác, trừ Burson V5.

Như đã khẳng định ở trên, Sparko hiện tại có 2 mẫu op-amp cao cấp cho người sành âm thanh. Cả hai đều dùng loại đầu nối 8 chân phổ biến và do đó có thể tương thích với rất nhiều sản phẩm từ iBasso, Fiio, xDuoo, Burson, ASUS, JDS v...v... Mức độ phổ biến của op-amp sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và chắc chắn không một ai có thể liệt kê ra đầy đủ các mẫu amp có thể thay thế op-amp trên thị trường. Do đó, để biết được chính xác chiếc amp (hoặc amp/DAC combo, soundcard) của bạn có hỗ trợ op-amp hay không, hãy thử Google với từ khóa "[tên amp] op-amp". Cũng từ "giáo sư Google", bạn có thể xác định được amp của mình tương thích với SS3602 (dual opamp) hay SS3601 (single op-amp, thường đòi hỏi lắp ráp 2 chiếc).

Dĩ nhiên, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với Sparko Labs thông qua trang web hoặc Facebook của hãng để nhận được sự trợ giúp. Khi trao đổi trực tiếp với Andrew Sparks qua Facebook cá nhân, chúng tôi nhận thấy anh chàng rất thân thiện và dễ gần, kể cả khi nhận được những câu hỏi "giả bộ" không biết gì về op-amp.

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

Một điểm đáng chú ý về SS3602 là chiếc op-amp này được ship kèm với một chân nối dài (tại Việt Nam cũng thường được gọi là "chân IC") để giúp bảo vệ chân của chính op-amp trong quá trình vận chuyển. Khi về tới Việt Nam, phần chân nối dài đã cong lại nên chúng tôi buộc phải tháo rời để kết nối trực tiếp op-amp với ampli.

Lúc này, một vấn đề mới nảy sinh: bất cứ một chiếc op-amp nào cũng có một cạnh được đánh dấu bằng một hình tròn in trên bề mặt hoặc một khe khuyết hình bán nguyệt. Khi lắp ráp op-amp với ampli, bạn sẽ phải lưu ý để hình tròn/khe bán nguyệt của op-amp nằm ở cùng một phía với khe bán nguyệt của chính ampli. Nếu không, ampli sẽ bị cháy. Vấn đề của SS3602 là khi tháo rời chân nối dài, người dùng cũng sẽ không thể xác định được phía nào của op-amp sẽ tương ứng với hình bán nguyệt thông thường. Thật may mắn, chỉ trong vòng một ngày Sparko Labs đã trả lời câu hỏi của chúng tôi: khe bán nguyệt nằm ở cùng một phía với số "1" in trên bản mạch của SS3602.

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

Chân cắm số 1 (bên phải) ở cùng phía với hình tròn/bán nguyệt chỉ hướng lắp op-amp.

Chất âm 80 đô

Cuối cùng thì SS3602 cũng đã được lắp ráp với 2 chiếc amp yêu quý của người viết: 1, mẫu Little Dot I+ "lai" giữa đèn và op-amp để hỗ trợ tốt tai nghe trở thấp và 2, Objective2 DIY do Thái Tào, một DIYer nổi tiếng tại Việt Nam lắp ráp.

Hãy cùng đến với Objective 2 trước tiên. Chiếc amp này sử dụng tới 4 op-amp được đánh dấu từ U1 đến U4, trong đó chiếc U2 theo thiết kế sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến âm thanh. Hai chiếc op-amp ở vị trí U3 và U4 cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất âm. Một lần nữa, việc thay thế 2 chiếc op-amp sẽ là không cần thiết trong điều kiện sử dụng thực tế: chẳng ai lại nên mua đến 3 chiếc op-amp 2 triệu đồng để gắn vào một chiếc amp có giá chỉ hơn 1 triệu đồng cả.

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

SS3602 khá đắt, do đó chọn lựa vị trí lắp đặt cho phù hợp với hiệu quả đầu tư cũng là cần thiết.

Trên O2, chỉ một vị trí op-amp duy nhất thực sự ảnh hưởng tới chất âm: U1 (gần với núm volume). Đây cũng là vị trí chúng tôi lắp đặt Sparko SS3602 cho bài viết này (bảng mạch O2 đặc biệt trong bức hình phía trên được gọi là SparkO2).

Trong thử nghiệm đầu tiên, SparkO2 được kết hợp cùng chiếc DAC cao cấp Aune S16 và tai nghe AKG Q701. Với âm thanh đặc biệt sạch sẽ để giảm tối đa các bất lợi của kết nối USB, Aune S16 hiện đang là một trong những mẫu DAC cao cấp được dân chơi Việt Nam lựa chọn. Đáng tiếc rằng do được xuất xưởng với op-amp khá kém cỏi nên mạch amp của S16 không được đánh giá cao. Trong trải nghiệm thực tế của chúng tôi, chất lượng amp gốc trên S16 chỉ ngang ngửa với chiếc O2 nguyên bản của Thái Tào.

Khi được trang bị SS3602, SparkO2 dễ dàng vượt qua amp của S16. Thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy nhất so với O2 gốc cũng như mạch amp của S16 là các nốt bass tròn trịa và rõ nét hơn khi dùng để "kéo" Q701. Những chiếc tai nghe dòng K7 của AKG từ trước tới nay vẫn nổi tiếng khó kéo vì có độ nhạy quá thấp, dẫn đến hệ quả đầu tiên là dải bass thiếu hụt nếu cắm amp không xứng tầm.

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

SS3602 có thân hình hơi quá khổ.

Chiếc O2 nguyên bản đã luôn là một lựa chọn hợp lý dành cho dòng AKG k7 và với SS3602 ở vị trí chủ đạo, thế mạnh đó của O2 càng được phát huy. Từ O2 gốc sang SparkO2, các nốt bass bớt lấn hơn và cũng được rút gọn về thời gian, tránh cảm giác kích bass giả tạo mà Q701 có thể gặp phải nếu cắm amp không hợp. Đây không phải là một chiếc tai nghe có tốc độ bass nhanh như Grado hay các đàn anh AKG, và do đó với SparkO2, Q701 sẽ nhận được cải thiện quan trọng nhất: độ sâu của mỗi nốt bass. Kết quả là một chất âm thỏa mãn hơn, tròn trịa hơn.

Trong thử nghiệm thứ hai, chúng tôi lựa chọn mẫu Grado MS2e kết hợp với amp đèn giá rẻ Little Dot I+. Những chiếc amp đến từ "Dấu Chấm Nhỏ" đã luôn được ca ngợi là phù hợp với Grado, song với mẫu dễ tiếp cận nhất là I+ thì người dùng lại gặp phải khá nhiều vấn đề về cân chỉnh: lựa chọn đèn nào, op-amp nào để vừa giảm bớt năng lượng của Grado, vừa giữ được chi tiết tách bạch trong bài hát.

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

May mắn là SS3602 vẫn vừa vặn vào thân hình Little Dot I+.

Câu trả lời là Sparko SS3602 và Yugoslavia 6hm5. Khi được "kéo" bằng sự kết hợp này, MS2e tỏ ra cân bằng và tự nhiên hơn. Khi dải treb đã được làm mềm và dải bass được cân chỉnh, dải mid của mẫu Grado tầm trung cũng có thêm một chút đất diễn. So với các loại op-amp gốc "vô danh" của Trung Quốc được lắp sẵn trên I+, sự thay đổi của riêng SS3602 đã mang tới không gian rộng rãi hơn rõ rệt. Các bản nhạc Vocals trở nên hấp dẫn hơn, dù rằng MS2e vẫn không thể nào đạt đến mức độ màu mè nhấn mid như Audio Technica chẳng hạn.

Trong các thử nghiệm khác, chúng tôi nhận thấy SS3602 là một lựa chọn thực sự phù hợp với O2 và I+, vốn là những lựa chọn phù hợp nhất cho tai nghe trở thấp. Kết hợp 2 mẫu amp này với SS3602 đã giúp bộ đôi tai nghe Việt là Notes Audio AT10 và Nightingale YK-S có được âm thanh tự nhiên hơn (tách bạch hơn, bass có lực hơn) so với chất âm hơi "khô" của iPhone 6s.

Với mức giá lên tới 80 USD, Sparko SS3602 hiện đang là một trong những mẫu op-amp đắt tiền nhất có mặt trên thị trường. Tuy vậy, trong trường hợp của chiếc op-amp này, đắt thực sự xắt ra miếng.

SS3602 rất phù hợp với các loại amp chuyên cắm tai nghe trở thấp.

Cần phải chỉ ra rằng mức độ thay đổi chất âm của op-amp ở mức tối đa cũng sẽ chỉ ngang với amp đèn khi thay đèn. Bạn có thể dễ dàng nhận ra khi nào thì amp đang được kết hợp với một chiếc op-amp chất lượng hay một cặp bóng đèn "đỉnh", song đừng hy vọng rằng những thay đổi này có thể biến amp 2 triệu thành amp 10 triệu.

Nhưng đó vẫn là một lựa chọn rất đáng giá. Với một số mẫu tai nghe có trở kháng khá cao, như ATH-R70x hay Sennheiser HD540, cả O2 và I+ gắn SS3602 đều cho ra chất âm sạch sẽ và đủ lực. Trong thử nghiệm ngắn với xDuoo XD-05, op-amp của Spako cho thấy sự cải thiện khá lớn về phần amp (ít roll-off hơn). Bất tiện nằm ở chỗ người dùng sẽ phải mở nắp của chiếc amp/dac khá ấn tượng đến từ Trung Quốc này.

Op-amp cho người cuồng âm thanh

Kết quả thử nghiệm giữa O2 và Little Dot I+ với Sparko SS3602 đã cho thấy một kết quả rất đáng khích lệ: bạn hoàn toàn có thể nâng tầm ampli của mình thông qua những con chip nhỏ bé có chất âm tuyệt hảo này. Kết hợp cùng trải nghiệm mua hàng dễ chịu và sự hỗ trợ thân thiện từ phía Sparko Labs, SS3602 thực sự xứng đáng với danh hiệu "op-amp tốt nhất trên thị trường" được nhiều tín đồ head-fi trao tặng.

Gia Cường

Chủ đề khác