VnReview
Hà Nội

Khác biệt giữa sự mất tích của MH370 và AirAsia

Sự biến mất bí ẩn của chiếc máy bay chở khách thuộc hãng AirAsia ngay sau khi cất cánh chắc chắn sẽ đặt ra nhiều dấu hỏi cho mọi người, đặc biệt trong bối cảnh chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airline mất tích 9 tháng trước vẫn còn là một ẩn số.

Trong khi vẫn chưa biết chắc chắn điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay mang số hiệu 8501 của hãng hàng không AirAsia, thì rõ ràng đây là một thảm họa hàng không khủng khiếp, mà nguyên nhân sẽ được phát hiện ngay khi người ta tìm được hộp đen của chuyến bay.

Những điểm khác nhau giữa sự mất tích của MH370 và AirAsia

Jiang Hui, người thân của một nạn nhân trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích vào ngày 08/03/2014, đang xem tin tức trên TV về chuyến bay QZ8501 của AirArline vừa mới mất tích, trong dịp nghỉ lễ cuối năm của anh tại gia đình ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào hôm Chủ Nhật, ngày 28/12/2014 (Ảnh: Andy Wong, AP)

Tuy nhiên, cho đến khi người ta tìm được nguyên nhân hoặc một dấu hiệu gì đó của "vụ tai nạn", thì chúng ta hãy cùng thử đưa ra một vài so sánh về các trường hợp dẫn đến hai sự kiện "thảm khốc" này qua các phản ứng của chính quyền địa phương, các quan chức hàng không, bản chất và các thách thức của những nỗ lực tìm kiếm.

Dưới đây là một vài sự khác biệt giữa hai sự kiện, dựa trên những gì mà chính quyền địa phương đã tiết lộ công khai về chiếc máy bay, vốn đã mất liên lạc với trung tâm điều khiển không lưu trên mặt đất ở Indonesia vào đầu giờ sáng Chủ Nhật (28/12/2014) vừa qua, sau 42 phút cất cánh từ sân bay Surabaya trên đường bay tới Singapore cùng với 162 hành khách và phi hành đoàn:

Dấu hiệu của sự cố bất hợp pháp?

Các nhà chức trách nghi ngờ chuyến bay MH370 đã bị một ai đó trên chuyến bay cố tình chuyển hướng và nghi ngờ có sự xuất hiện dấu hiệu tội phạm trong ngày nó biến mất trên màn hình radar. Hiện vẫn chưa có gợi ý nào về chuyến bay mất tích của AirAsia, nhưng nếu đó là một tai nạn thì cũng đồng nghĩa với việc máy bay [phải] bị rơi cách không xa nơi nó biến mất trên màn hình radar.

Những điểm khác nhau giữa sự mất tích của MH370 và AirAsia

Bộ Giao thông vận tải Indonesia nói rằng, 3 phút trước khi biến mất trên màn hình radar, phi công của chuyến bay đã xin phép rẽ trái và bay cao hơn nhằm tránh mây (khu vực thời tiết xấu). Điều đó càng củng cố giả thuyết ban đầu về thời tiết bất lợi, hoặc bản thân phản ứng của phi công đối với thời tiết là một nguyên nhân của vụ tai nạn.

Vùng biển Nam Ấn Độ Dương

Dựa trên dữ liệu được "ping" từ chuyến bay MH370, giới chức trách tin rằng máy bay đã rơi xuống ở phía Nam biển Ấn Độ Dương, một vùng biển rộng lớn, sâu và bị nước phong tỏa một khoảng cách rất xa tính từ vị trí xuất hiện cuối cùng của máy bay trên màn hình radar. Các chuyến bay của AirAsia đều được nạp nhiên liệu đủ cho khoảng 4 giờ bay. Nên giả sử nó bị rơi ngay sau khi rời khỏi màn hình radar, thì việc tìm kiếm nó có thể dễ dàng hơn nhiều.

Vùng biển Java Sea (biển Java thuộc Indonesia) là một khu vực có mực nước biển nông cạn và chằng chịt lưu thông của máy bay và tàu thuyền. Trong trường hợp bình thường, một chiếc máy bay xuyên qua mớ hỗn độn đó và rơi xuống nước khi vẫn còn nguyên vẹn, thì có thể mất vài ngày mới có thể phát hiện ra vị trí máy bay rơi.

Trước đó, vào 01/01/2007, một máy bay phản lực của Indonesia chở 102 người đã mất tích trên một chuyến bay nội địa đi từ Jakarta tới Sulawesi. Những nỗ lực tìm kiếm trên biển và đất liền đều không thu được kết quả gì, 11 ngày sau một ngư dân đã tìm thấy chiếc máy bay đang nổi trên mặt nước theo chiều ngang.

Truyền thông hàng không

Malaysia Airlines đã bị chỉ trích nặng nề sau khi đưa ra các thông tin mâu thuẫn và mơ hồ về chuyến bay MH370 mất tích. Cho đến nay, điều này đã không xảy ra với tai nạn mới nhất của AirAsia. Ông chủ của AirAsia, Tony Fernandez, đã kịp thời đăng tải các dòng tweet (lên Twitter) về tai nạn và những gì công ty đang làm trong nỗ lực tìm kiếm chuyến bay mất tích, những lời thực tế chứ không vẽ vời hay quan liêu. Việc giám sát thông tin truyền thông liên quan tới chuyến bay mất tích sẽ trở nên khó khăn hơn nếu các mảnh vỡ của chuyến bay hoặc nhưng thông tin về nó không được tìm thấy sớm.

Thực tế, đa số hành khách trên chuyến bay đều là người Indonesia và mất tích dưới sự giám sát của trạm điều khiển không lưu Indonesia, điều đó có nghĩa là họ sẽ chịu ít áp lực hơn. Tuy nhiên, chuyến bay MH370 mất tích trước đó lại không có được thuận lợi đó, khi hai phần ba hành khách trên chuyến bay là người Trung Quốc, phần còn lại rải rác đến từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra những áp lực và một tình huống xử lý khủng hoảng truyền thông chưa từng có.

Hữu Thắng

Theo PhilStar

Chủ đề khác