VnReview
Hà Nội

Nam giới theo đuổi KHCN nhiều hơn nữ giới vì... ảo tưởng sức mạnh

Lý do khiến cho tỷ lệ các nhà khoa học và các kỹ sư là nam giới luôn áp đảo so với nữ giới không phải là do nam giới có thế mạnh về toán.

Lý do khiến cho tỷ lệ các nhà khoa học và các kỹ sư là nam giới luôn áp đảo so với nữ giới không phải là do nam giới có thế mạnh về toán.

Tại nước Mỹ và tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, nam giới luôn luôn chiếm tỷ lệ áp đảo trong các ngành STEM (khoa học, kỹ thuật, kỹ nghệ và toán học). Hiện tượng này là hoàn toàn trái ngược với các con số thống kê ở bậc tiểu học, trong đó học sinh nữ thường xuyên có điểm số cao hơn các đồng môn nam giới. Một nghiên cứu mới của giáo sư Shane Bench tại Đại học Quốc gia Washington, Mỹ đã lý giải điều này: đấng mày râu không hề vượt trội về trí tuệ so với phái đẹp, nhưng lại thích "tự sướng" nhiều hơn.

Lý do khiến nam giới lựa chọn các ngành khoa học và kỹ thuật chỉ bởi vì các quý ông luôn nghĩ rằng mình... giỏi các môn khoa học hơn so với thực tế. Trái ngược lại, phụ nữ thường xuyên đánh giá chính xác khả năng toán học của mình. Nghiên cứu của giáo sư Bench cho thấy kinh nghiệm cá nhân về ngành toán cũng như quan niệm riêng của mọi người sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định theo đuổi các ngành STEM.

Để đưa ra quyết định này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện 2 thử nghiệm: thử nghiệm đầu tiên được tiến hành với 122 sinh viên đại học và thử nghiệm thứ 2 được thực hiện với 184 sinh viên khác.

Với thử nghiệm đầu tiên, mỗi nhóm sẽ thực hiện một bài kiểm tra toán học và rồi sau đó tự đoán ra điểm số của mình. Sau khi được cho biết điểm số thực tế của mình, các sinh viên sẽ lại được yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra khác và tự đoán điểm số cho bài kiểm tra thứ 2 này.

Trong thử nghiệm thứ 2, người tham gia được yêu cầu làm bài kiểm tra và dự đoán điểm số của mình. Sau đó, họ được yêu cầu nêu ra ý định có/không theo đuổi các ngành nghề có liên quan tới toán.

Lý do khiến cho tỷ lệ các nhà khoa học và các kỹ sư là nam giới luôn áp đảo so với nữ giới không phải là do nam giới có thế mạnh về toán.

Kết quả của cả 2 thử nghiệm đều cho thấy nam giới thường đánh giá quá cao năng lực của mình, còn nữ giới thì thường đưa ra những câu trả lời chính xác. Trong thử nghiệm thứ nhất, chỉ sau khi nắm biết được điểm số thực tế của bài kiểm tra đầu tiên, các sinh viên nam sẽ đưa ra dự đoán chính xác hơn về điểm số của mình.

Quan trọng hơn, thử nghiệm thứ 2 đưa ra kết luận rằng, do các sinh viên nam thường... ảo tưởng rằng mình giỏi toán, tỷ lệ các sinh viên nam muốn theo đuổi các ngành nghề về toán cũng cao hơn tỷ lệ nữ.

Kết luận của nghiên cứu này cho biết: "Sự chênh lệch giới trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kỹ nghệ và toán không phải là kết quả của hiện tượng nữ giới đánh giá quá thấp năng lực của bản thân, mà là tình trạng nam giới đánh giá bản thân mình quá cao". Đồng thời, nghiên cứu của giáo sư Bench cũng cho thấy các sinh viên nữ đã từng có trải nghiệm dễ chịu với toán học cũng sẽ gặp phải tình trạng... ảo tưởng như các sinh viên nam.

Tuy vậy, điều này cho thấy thầy cô cũng như các bậc cha mẹ rất cần khuyến khích các bé gái tin tưởng vào khả năng toán học của mình.

"Trái ngược với các phỏng đoán rằng tính thực tế và khách quan sẽ giúp ích tốt nhất cho quá trình tự đánh giá bản thân cũng như đưa ra quyết định, các 'ảo tưởng' mang tích tích cực về khả năng toán học sẽ là rất có lợi cho nữ giới theo đuổi các khóa học và ngành nghề về toán. Các suy nghĩ ảo tưởng này sẽ giúp bảo vệ cho lòng tự tin của nữ giới trong trường hợp gặp phải kết quả không mong muốn, giúp cho họ tiếp tục theo đuổi các ngành khoa học, kỹ thuật, kỹ nghệ và toán và thực sự cải thiện khả năng của mình sau này".

Lê Hoàng

Theo Science Daily

Chủ đề khác