VnReview
Hà Nội

Trung Quốc phát minh ra chip hoạt động không cần pin hay dây điện

Bằng cách tận dụng sóng radio có trong môi trường, con chip tân tiến của Trung Quốc có thể giúp tạo ra các thiết bị điện tử hoạt động không cần pin trong tương lai.

Bằng cách tận dụng sóng radio có trong môi trường, con chip tân tiến của Trung Quốc có thể giúp tạo ra các thiết bị điện tử hoạt động không cần pin trong tương lai.

Theo giáo sư Feng Peng, một nhà nghiên cứu tham gia vào dự án chip bán dẫn sử dụng năng lượng vô tuyến từ môi trường của Học viện Khoa học Trung Quốc, dòng chip này sẽ thu điện năng từ các loại sóng có tần số gần với sóng di động 2G.

Hiện tại, công dụng của dòng chip này vẫn còn khá hạn chế. Ví dụ, con chip này mới chỉ được tích hợp với các cảm biến nhiệt để phát đi cảnh báo khi hỏa hoạn xảy ra. Song, theo giáo sư Peng, ý nghĩa lớn nhất của dự án này là ở chỗ các mạch điện giờ đã có thể hoạt động liên tục mà không cần kết nối với nguồn điện riêng biệt.

"Pin sạc thì cần phải được thay thế hoặc được sạc thường xuyên, và không phải là ở đâu bạn cũng có thể cắm điện. Nếu chúng ta có thể nói lời chào tạm biệt với pin và dây điện, chúng ta sẽ thực hiện bước nhảy vọt vào thời đại Internet of Things một cách thoải mái", ông Peng cho biết.

Từ lâu, các nhà khoa học đã mơ ước về khả năng sử dụng sóng vô tuyến làm nguồn điện cho các linh kiện điện tử nhỏ. Các phòng nghiên cứu trên toàn cầu đã phát minh ra khá nhiều các sản phẩm thử nghiệm có khả năng hoạt động bằng năng lượng thu được từ sóng, bao gồm cả TV vẫn lò nướng. Cho tới giờ, chưa một sản phẩm nào trong số này được đưa vào sản xuất đại trà.

Bằng cách tận dụng sóng radio có trong môi trường, con chip tân tiến của Trung Quốc có thể giúp tạo ra các thiết bị điện tử hoạt động không cần pin trong tương lai.

Thử thách lớn nhất đối với công nghệ "không pin, không dây" là ở chỗ sóng vô tuyến thường mang năng lượng rất nhỏ. Hiện tại, con chip của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các nguồn điện riêng có khả năng phát ra các sóng vô tuyến đủ mạnh cho chip hoạt động.

Song, giáo sư Peng vẫn tin tưởng rằng công nghệ này có thể giúp phát triển ra những chiếc smartphone không cần pin. Ông cho rằng các mạch điện vẫn có khả năng tăng mức độ thu điện, đồng thời giảm mức độ tiêu thụ.

"Nếu được kết hợp với các biện pháp thu điện khác như pin mặt trời phim mỏng, chiếc điện thoại di động đầu tiên có thể hoạt động không cần pin sẽ ra mắt sớm hơn là chúng ta nghĩ".

Hiện tại, con chip nói trên có giá thành sản xuất chỉ là 10 NDT (khoảng 35.000 đồng). Khi đi vào sản xuất hàng loạt, chi phí thậm chí sẽ còn giảm hơn nữa. Nếu được sản xuất thành công, dòng chip này sẽ giúp ích đáng kể cho các lĩnh vực đòi hỏi nhiều cảm biến không dây, ví dụ như kho bãi, bệnh viện, trường học và quân sự.

Lê Hoàng

Theo SCMP

Chủ đề khác