VnReview
Hà Nội

Tên lửa vác vai IGLA hoạt động như thế nào?

Igla là một tổ hợp tên lửa phòng không vác vai do Liên Xô/Nga sản xuất, được Việt Nam bắt đầu trang bị từ năm 1987 với tên gọi "Việt hóa" là A-87.

Tên lửa vác vai IGLA hoạt động như thế nào?

Trong quá trình phát triển đáp ứng yêu cầu chính quy - tinh nhuệ và từng bước hiện đại của quân đội, tên lửa phòng không tầm thấp 9K310 Igla (cho phòng không trên bộ) và 9K310 Igla-1E (phòng không trên hạm) đã được quân đội ta nhập khẩu từ Nga với số lượng khá lớn để bảm đảm vai trò phòng chống các mục tiêu máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái... bay ở tầm thấp.

Không giống như đạn tên lửa chống tăng B-41 (RPG-7) bay theo đường ngắm của xạ thủ, hoặc như tên lửa chống tăng Malyska, được xạ thủ điều khiển từ xa vào mục tiêu theo dây dẫn; tên lửa phòng không bay độc lập, tự dẫn vào mục tiêu sau khi đã phát hiện và khóa mục tiêu.

Đây còn được gọi là kiểu "Bắn và quên": nhiệm vụ của xạ thủ kết thúc sau khi tên lửa đã rời khỏi ống phóng, còn đầu tự dẫn của tên lửa sẽ ra lệnh điều khiển cho tên lửa bám đuổi mục tiểu.

Cấu tạo chung của tên lửa

Tên lửa phòng không có điều khiển (ЗУР) 9M39 là phương tiện chiến đấu;của tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp mang vác ПЗРК 9К38. Nó là thiết bị bay tự động điều khiển bằng cánh lái, có chức năng tiêu diệt các máy bay (có động cơ) phản lực, máy bay (có động cơ) tua bin khí và máy bay lên thẳng trong phạm vi gần theo hướng bắn đón và bắn đuổi trong điều kiện nhiễu nhiệt tự nhiên (các nguồn nhiệt như mặt trời, ánh sáng phản chiếu từ cửa kính các tòa nhà…) và nhân tạo (bẫy nhiệt giả - flare).

Về mặt kết cấu, tên lửa 9M39 được cấu tạo từ các khoang liên kết với nhau:

- Trong khoang của đầu tự dẫn bố trí 3 hệ thống cơ bản: Bộ tọa độ mục tiêu, hệ thống bám tọa độ và hệ thống tự lái (bộ tạo tín hiệu điều khiển cánh lái - ФСУР)

- Trong khoang lái bố trí: Máy lái cùng cánh lái, cánh phá ổn định, cảm biến tốc độ góc cùng bộ khuếch đại, nguồn trên khoang (БИП), bình tích áp khí thuốc (ПАД), động cơ điều khiển bằng khí thuốc (ПУД).

- Trong khoang chiến đấu bố trí: phần chiến đấu, ngòi nổ tiếp xúc, bộ kích nổ và dây dẫn kết nối với nguồn trên khoang (БИП).

- Trong khoang động cơ lần lượt bố trí động cơ hành trình 2 chế độ và động cơ phóng. Trên mặt ngoài khoang lái (khối loa phụt) lắp đặt cánh lái.

Phía trên đầu tên lửa có một thanh nhỏ nhô lên phía trước, có chức năng giảm lực cản khí động chính diện lên tên lửa và giảm tiêu hao năng lượng đối với các tín hiệu thu được từ mục tiêu. Chóp gió được làm từ thủy tinh đặc biệt dưới dạng mặt lồi, cho phép tia hồng ngoại đi qua.

Thanh khí động bằng kim loại, ngoài chức năng làm giảm lực cản, còn làm giảm việc đốt nóng chóp gió. Nhiều người vẫn lầm tưởng cho rằng thanh kim loại này là ống chứa diode hồng ngoại, hay thậm chí là radar hồng ngoại tự dẫn.Nhưng thực tế đó chỉ là thanh xé dòng xoáy không khí thông thường như đầu mũi của máy bay.

Phần đuôi chiếc máy bay cường kích A10-A Thunderbolt II bị phá hủy bởi tên lửa Igla-1 trong Chiến tranh vùng vịnh 1991. (Ảnh Wikipedia)

Ở những thế hệ tên lửa vác vai đầu tiên, tên lửa sẽ nhắm vào vị trí phát ra tín hiệu hồng ngoại lớn nhất (loa phụt của động cơ phản lực), nhưng đây lại là vị trí ít gây thiệt hại cho máy bay nhất vì cách xa thùng nhiên liệu và các thiết bị điện tử của máy bay.

Về sau này, người ta đã đưa vào một số thay đổi để đầu đạn không phát nổ tại loa phụt của máy bay mà lệch về một phía bên cạnh sườn, sử dụng cảm biến laser để kích nổ tên lửa khi bay cạnh máy bay (nổ không tiếp xúc). Trong tên lửa thế hệ mới nhất Igla-S, bộ phận gây nổ còn được thiết kế nổ chậm để kích nổ khi tên lửa đã chui sâu vào trong mục tiêu, nhằm gây ra tổn thất lớn nhất cho máy bay (nổ phá từ trong ra).

Một video giới thiệu về tên lửa Igla của Nga

(còn tiếp...)

Đức Thành

Chủ đề khác