VnReview
Hà Nội

Trung Quốc "tạo ra" khỉ tự kỷ để chữa trị cho con người

Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã tiến hành tạo ra những con khỉ có các triệu chứng và gen tự kỷ của con người, với hy vọng sẽ tìm được một phương pháp điều trị chứng rối loạn mà khoa học vẫn còn nhiều điều chưa thấu hiểu.

 

Theo DailyMail, các nhà khoa học cho biết những con khỉ "chuyển giới" cư xử giống như những; người bị chứng tự kỷ, cũng có các cử chỉ lặp đi lặp lại, biểu hiện sự lo lắng và tương tác xã hội kém. Điều này có nghĩa là những chú khỉ đó có thể trở thành một mô hình động vật đáng tin cậy để họ nghiên cứu  nguyên nhân, và có thể cả phương pháp điều trị chứng tự kỷ ở người. Nhiều chuyên gia trên thế giới rất chào đón phương pháp này.

Tuy vậy, nghiên cứu này của Trung Quốc có thể mở đường cho việc sử dụng nhiều "mô hình khỉ" hơn nữa trong các ca điều trị các chứng rối loạn não ở con người. Điều đó đang làm dấy lên những câu hỏi về tính đạo đức khi thực hiện những thử nghiệm đó trên một loài động vật linh trưởng.

"Các phát hiện của chúng tôi đã mở đường cho việc sử dụng hiệu quả loài khỉ để nghiên cứu về các rối loạn não bộ", các tác giả nghiên cứu khẳng định.

Cho đến nay, các nghiên cứu trên động vật về chứng tự kỷ chủ yếu được tiến hành với chuột trong phòng thí nghiệm – một loài vật đã có sự cách xa rất lớn so với con người tính về gen, cách cư xử và tâm lý.

Vì thế, nhóm nghiên cứu của Zilong Qju thuộc Viện Khoa học Thần kinh ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã tạo ra những con khỉ trong ống nghiệm đặc biệt, cấy vào người chúng gen MECP2, được cho là loại gen có liên quan đến chứng tự kỷ ở con người. Các nhà nghiên cứu đã quan sát "tần suất gia tăng các hành động lặp đi lặp lại, những biểu hiện lo lắng tăng lên và tương tác xã hội giảm xuống", cùng những hành vi khác.

Những người bị chứng rối loạn tự kỷ (ASD) thường có một loạt các hành vi bất thường, không thể hoặc không sẵn sàng giao tiếp, tương tác với người khác. Một số bệnh nhân có thể chậm phát triển nhận thức, trái lại cũng có những bệnh nhân có sự phát triển đặc biệt thiên tài như về toán học hay âm nhạc.

Cấu trúc não bộ của những người bị tử kỷ khác với những người bình thường, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ, dù nhiều người xác định là do tính di truyền.

Vấn đề lớn nhất là hiện vẫn chưa có một phương pháp cứu chữa nào hữu hiệu, và các liệu pháp hành vi đang là can thiệp chính đối với chứng bệnh này.

 Nhóm nghiên cứu của Zilong Qju thuộc Viện Khoa học Thần kinh ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã tạo ra những con khỉ trong ống nghiệm đặc biệt, cấy vào người chúng gen MECP2, được cho là loại gen có liên quan đến chứng tự kỷ ở con người. 

Trong nghiên cứu, còn có một trong những con khỉ truyền gen cho thế hệ con cái của nó, nghĩa là cũng có các hành vi tự kỷ - để củng cố giả thuyết về nguồn gốc di truyền đối với chứng tự kỷ.

Ông Qiu chia sẻ, nhóm nghiên cứu sẽ có thể quét não của những con khỉ để cố gắng phát hiện ra sự khác biệt trong não bộ. "Một khi chúng ta xác định được sự khác biệt này liên quan tới hành vi như tự kỷ, chúng ta sẽ sử dụng liệu pháp điều trị như công cụ chỉnh sửa gen...", ông nói.

Sau đó họ có thể bắt đầu thử nghiệm các phương pháp điều trị khác đối với khỉ - thành viên của gia đình linh trưởng có sự liên quan gần gũi với con người. Đây là bước đầu tiên hướng tới việc có một phương pháp điều trị hoặc loại thuốc điều trị dành cho con người.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát "tần suất gia tăng các hành động lặp đi lặp lại"

Qiu khẳng định phương pháp của nhóm đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức quốc tế. Các nhà khoa học khác cũng hoan nghênh nghiên cứu này là một "sự phát triển phấn khích".

"Phát triển các mô hình động vật tự kỷ như thế này luôn khiến các nhà khoa học phải đối  mặt với thách thức", James Cusack, giám đốc nghiên cứu tổ chức từ thiện tự kỷ Autistica, nói. "Nghiên cứu xuất sắc này đã phát triển một mô hình tự kỷ, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và thực sự có khả năng mang đến những phương pháp điều trị đặc hiệu hơn", ông nói.

Giáo sư tâm thần học Melissa Bauman của trường Đại học California cũng nói công trình trên "mở ra khả năng khám phá các yếu tố di truyền rủi ro ở các loài có quan hệ gần gũi với con người".

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã mở ra khả năng khám phá các yếu tố di truyền rủi ro ở các loài có quan hệ gần gũi với con người

Hoàng Lan

Chủ đề khác