VnReview
Hà Nội

Trung Quốc xây một loạt nhà máy điện hạt nhân trên biển Đông

Tất cả hệ thống radar, hải đăng, cảng, sân bay, doanh trại mà Trung Quốc đã thiết lập trên chuỗi đảo nhân tạo trên biển Đông đòi hỏi một lượng lớn điện mà mạng lưới điện ở đất liền Trung Quốc không thể đáp ứng được.

Do vậy, Bắc Kinh đã đưa ra một giải pháp: xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển.

Đảo nhân tạo Trung Quốc

Trung Quốc dự định xây 20 nhà máy điện hạt nhân nổi để phục vụ nhu cầu điện trên các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo báo Trung Quốc Global Times được báo New York Times trích dẫn, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Trung Quốc, một doanh nghiệp nhà nước, đang lên kế hoạch xây dựng một đội tàu nhằm cung cấp điện cho các địa điểm ở xa bao gồm các dàn khoan dầu ngoài khơi và các đảo nhân tạo.

Ông Liu Zhengguo, một quản lý cấp cao của Tập đoàn cho biết "nhu cầu các nhà máy điện nổi là rất lớn" và các nhà máy sẽ được một trong các công ty con của tập đoàn này triển khai.

Hồi tháng Một năm nay, ông Xu Dazhe, Cục trưởng cục Năng lượng nguyên tử Trung Quốc nói nước này đang có kế hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển, và chúng phải trải qua các cuộc đánh giá khoa học nghiêm ngặt. Những nhà máy này là nằm trong những nỗ lực để Trung Quốc biến tham vọng "cường quốc hàng hải" trở thành hiện thực.

Thời điểm đó, ông Xu nói rằng phát triển năng lực phát điện hạt nhân là một phần của kế hoạch phát triển 5 năm của Trung Quốc đến năm 2020. Trung Quốc có số dự án nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới.

Trung Quốc không phải là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng dạng nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển. Trong những năm 1960, quân đội Mỹ đã thiết lập một lò phản ứng hạt nhân bên trong thân một con tàu chở hàng thời Thế chiến thứ II để cung cấp điện cho khu vực kênh đào Panama. Các tàu sân bay của Mỹ và tàu phá băng của Nga có sử dụng các lò phản ứng hạt nhân để cung cấp nhiên liệu.

Các cơn bão nhiệt đới thường đổ vào biển Đông và các con tàu, tàu ngầm chạy điện hạt nhân thường có các giải pháp để nhanh chóng chạy thoát khỏi cơn bão. Vẫn không rõ các con tàu chở lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc sắp tới có khả năng di chuyển hoặc vận hành trên biển như thế nào. Theo báo Global Times, các quy định về an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân trên biển đang được soạn thảo và đánh giá.

Ông David Lochbaum, một kỹ sư hạt nhân và giám đốc Dự án An toàn hạt nhân của Liên hiệp các nhà khoa học liên quan (Union of Concerned Scientists) cho rằng trường hợp xấu là xảy ra tai nạn hạt nhân lớn trên xà lan nổi, như lõi lò phản ứng tan chảy, thì gió có thể phát tán phóng xạ đến các trung tâm dân cư lớn.

"Kịch bản tai nạn hạt nhân nổi trên biển cũng bao gồm khả năng các phần của lõi lò phản ứng tan chảy mặc dù phần dưới tàu ngập nước biển. Nước biển làm mát tốt nhưng không đủ cho việc ngăn chặn tai nạn xảy ra", ông Lochbaum viết.

Trong những năm 1970, tổ chức Hệ thống điện ngoài khơi cũng dã có các kế hoạch về các nhà máy điện hạt nhân ngoài biển ở Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch một nhà máy định xây dựng ở Florida đã bị hủy.

Lò phản ứng hạt nhân nổi của quân đội Mỹ ở Khu vực kênh đào Panama cung cấp điện trong suốt cuối những năm 1970 cho đến những năm 1970 cho mạng lưới điện trên lãnh thổ Mỹ. Song Trung Quốc sẽ đặt các nhà máy điện hạt nhân nổi ở các đảo mà trước đó không tồn tại.;

Thanh Xuân

Chủ đề khác