VnReview
Hà Nội

Sân bay đầu tiên trên thế giới không phải trả tiền điện

Do đã chán ngấy với việc thanh toán các hóa đơn tiền điện khổng lồ, các các nhà quản lý của sân bay quốc tế Cochin ở miền nam Ấn Độ đã quyết định tự kiểm soát vấn đề này.

Theo CNN, ba năm trước đây, họ bắt đầu sử dụng các tấm năng lượng mặt trời - đầu tiên được đặt trên mái của nhà ga, sau đó chúng được đặt trên và xung quanh khu chứa máy bay. Sự thành công của những nỗ lực ban đầu này đã dẫn đến một nỗ lực lớn hơn rất nhiều. "Chúng tôi muốn không bị phụ thuộc vào điện lưới," Jose Thomas, tổng giám đốc của sân bay chia sẻ.

Năm ngoái, sân bay đưa công ty Bosch của Đức vào để xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời rộng 45-acre (gần 4.047 mét vuông) trên khu đất hoang gần nhà ga hàng hóa quốc tế.

Quá trình xây dựng được tiến hành từ tháng 8/2015, biến Cochin thành chiếc sân bay đầu tiên trên thế giới sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời. Theo Thomas, hàng chục ngàn tấm năng lượng mặt trời tạo ra lượng điện năng trung bình lớn hơn một chút so với khoảng 48,000-50,000 kW điện mà Cochin – một trong 7 sân bay bận rộn nhất của Ấn Độ - sử dụng mỗi ngày. Năng lượng dư thừa được đưa vào lưới điện rộng hơn.

Chi phí dự án khoảng 620 triệu rupee (9,3 triệu USD), một con số mà sân bay dự kiến sẽ tiết kiệm được trong ít hơn sáu năm do không phải trả tiền điện nữa. Họ cũng ước tính rằng việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ tránh thải ra hơn 300.000 tấn khí thải carbon từ điện than trong 25 năm tiếp theo.

Vào thời điểm khi năng lượng mặt trời rẻ hơn nhiều ở Ấn Độ, sáng kiến sử dụng năng lượng mặt trời của Cochin đã thu hút sự chú ý của quốc gia và quốc tế. Ashok Gajapathi Raju, Bộ trưởng Hàng không dân dụng Ấn Độ, đã đến thăm Cochin vào tháng Giêng và nói với các phóng viên rằng chính quyền đã khuyến khích và yêu cầu các sân bay khác trên khắp đất nước cũng sử dụng ít nhất một chút năng lượng mặt trời để hoạt động.

Sân bay quốc tế Kolkata, một sân bay lớn hơn và bận rộn hơn Cochin, đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời rộng khoảng 70 mẫu trong năm nay, và nó sẽ giúp giảm đến 2/3 hóa đơn tiền điện, theo SIGA Judson, tổng giám đốc của sân bay.

Cochin còn tiếp nhận chuyến thăm quan của các kỹ sư từ Cảng vụ hàng không Liberia, những người quan tâm đến việc thiết lập hệ thống năng lượng mặt trời. Trong khi đó sân bay George ở Nam Phi cũng đang phát triển một dự án năng lượng mặt trời riêng của mình.

Thomas cho biết các sân bay thường có rất nhiều đất trống có thể sử dụng cho việc đặt các tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, ông cho biết,; sẽ dễ dàng hơn nhiều cho các cơ sở nhỏ hơn để có thể sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời bởi vì họ sử dụng ít điện năng.

Cochin hiện đang thực hiện mở rộng hệ thống năng lượng mặt trời để đáp ứng nhu cầu của một nhà ga quốc tế lớn hơn mà nó đang xây dựng. Một hệ thống năng lượng mặt trời mới nhỏ vừa hoàn thành vào cuối tháng 4 vừa qua, bên cạnh đó sân bay cũng đang có kế hoạch để đậy bê tông cốt thép lên trên một con kênh và đặt các tấm năng lượng mặt trời lên trên. "Chúng tôi muốn tiếp tục khẳng định của sân bay chúng tôi là một sân bay trung trung hòa về năng lượng điện", Thomas nói.

Nguồn:Cao Thị Thế Anh

Chủ đề khác