VnReview
Hà Nội

Sẽ ra sao nếu ngày mai mặt trăng biến mất?

Mặt Trăng có vị trí quan trọng trong văn hóa của loài người. Nhưng liệu nó có thực sự quan trọng không? Và nếu bỗng dưng ngày mai Mặt Trăng biến mất chúng ta có để ý không? Hậu quả là gì?

Ảnh chụp của NASA

Dưới đây là các câu trả lời do tạp chí Live Science cung cấp:

Thủy triều

Lực hấp dẫn: nói ngắn gọn là nếu bạn càng gần một vật thì lực hút của nó càng mạnh. Vì vậy những vật càng gần Mặt Trăng thì càng phải chịu lực hút mạnh, và những vật xa hơn thì ngược lại, đơn giản vậy thôi. Những tác động của Mặt trăng lên Trái đất có thể chia làm 3 phần: Bản thân Trái Đất, đại dương phía gần mặt trăng và đại dương phía xa mặt trăng.

Biển nằm phía gần mặt trăng hơn sẽ chịu thêm lực hút, vì vậy mực nước của nó tăng lên một chút. Vì đại dương rất lớn nên tất cả nước từ phía bên kia chân trời sẽ kéo hết về phía còn lại để tạo ra thủy triều.

Một phía của hành tinh có thủy triều, vậy phía còn lại thì sao? Những phần không phải biển cũng chịu ảnh hưởng của Mặt Trăng, dẫn đến việc Trái đất bị lệch ra một chút trong khi phần biển ở phía xa lại gần như đứng yên do không chịu quá nhiều lực từ Mặt trăng. Điều này tạo ra thủy triều ở vùng biển phía xa. Đó là lý do có thủy triều ở cả 2 phía của Trái đất.

Nếu Mặt trăng biến mất thì thủy triều cũng mất luôn.

Một ngày sẽ có bao nhiêu giờ?

Trái đất từng quay quanh trục của nó nhanh hơn bây giờ, nhanh hơn rất nhiều là khác. Sau vụ va chạm giả định được cho là đã tạo nên Mặt trăng, một ngày trên Trái đất chỉ dài có sáu giờ. Vậy làm sao nó có thể đạt tới con số 24 như ngày nay?

Tất nhiên là do Mặt trăng. Mặt trăng tạo nên thủy triều, nhưng một phần cũng là do việc Trái đất quay quanh trục của nó, kéo theo các bướu thủy triều quanh hành tinh. Vì vậy thay vì xuất hiện trực tiếp dưới trăng, thủy triều thường diễn ra trước một chút. Những bướu này cũng giằng co với Mặt Trăng nên lại bị kéo lên cao hơn.

Thêm nữa là Mặt trăng đang từ từ tách ra xa dần khỏi Trái đất. Hẳn năng lượng để Mặt trăng gia tốc phải đến từ đâu đó và thật ngạc nhiên, nó lại đến từ Trái đất: ngày qua ngày, thiên niên kỉ này đến thiên niên kỉ khác, Trái đất quay chậm lại, chuyển năng lượng quay đó vào năng lượng quỹ đạo của Mặt trăng.

Nếu mặt Trăng biến mất, cả quá trình này sẽ không đảo ngược cũng như tiếp diễn. Điều này là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào việc bạn có muốn ngày dài hay không.

Các mùa trong năm

Trục của Trái đất bị nghiêng, và độ nghiêng có thể thay đổi theo giờ gian. Trục các hành tinh khác cũng vậy. Nghe qua có vẻ rất vui, nhưng nếu thay đổi diễn ra quá nhanh thì lại chẳng vui chút nào. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nam Cực chĩa thẳng vào Mặt Trời trong 24 giờ liền, để rồi nhấn chìm toàn bộ Bắc Mĩ và châu Âu trong bóng tối? Và rồi vài năm trăm sau lại lật ngược lại? Chúng ta coi việc bốn mùa cứ lần lượt tiếp diễn là điều hiển nhiên, nhưng thật ra đó là do có Mặt trăng.

Việc trục quay thay đổi là do sự cộng hưởng, hay những tương tác với các vật thể ở xa trong hệ Mặt trời. Giả sử như một ngày trong quỹ đạo, trục của Trái Đất bỗng quay ra xa Mặt trời, và thật "tình cờ" sao Mộc lại đang ở hướng đó. Điều này xảy ra rất thường xuyên. Mỗi lần trục của Trái đất và sao Mộc thẳng hàng, có một lực hút siêu nhỏ được tạo ra. Ban đầu thì nó chẳng là gì. Nhưng sau hàng triệu năm tích tụ, thì có khi bạn chưa kịp để ý thì Trái đất đã quay đi hướng nào rồi.

Thứ khiến Trái đất cân bằng được là Mặt Trăng: nó rất lớn (ít nhất là so với trái đất) và nó quay quanh Trái đất rất nhanh. Năng lượng quay đó ngăn các hành tinh khác làm nghiêng trục Trái đất.

Mà cũng không hẳn là vậy. Về lâu dài thì Mặt trăng gây ảnh hưởng xấu đến Trái đất, do nó làm chúng ta chậm lại. Điều nay khiến ta nhạy cảm hơn với các tác động từ các hành tinh khác. Nhưng đó là vấn đề của một tỉ năm sau, và thậm chí nếu Mặt trăng có biến mất vào ngày mai, các mùa vẫn cứ tồn tại như vậy trong thời gian dài.

Nếu vậy, bên cạnh thủy triều, liệu chúng ta có để ý việc Mặt trăng biến mất? Tất nhiên là có vì ai lại không để ý một thứ lớn như thế biến mất khỏi bầu trời? Còn ảnh hưởng thì sao? Chắc chắn là bạn sẽ không nhận ra được.

Phương Nam

Chủ đề khác