VnReview
Hà Nội

Hội chứng "giấc ngủ kinh hoàng" là gì và làm sao ngăn nó lại?

Không có gì đáng sợ hơn nhìn thấy một ai đó mà bạn yêu quý bỗng dưng hành động bất thường, huyền bí mất kiểm soát vào ban đêm – ngay cả khi chính họ cũng không hề nhớ họ đã làm gì. Đó chính là hội chứng "giấc ngủ kinh hoàng", và đó hoàn toàn không phải là những cơn ác mộng thông thường. Tại sao hội chứng này lại xảy ra, và khi nó xảy ra, bạn phải làm gì để ngăn nó lại?

Giấc ngủ kinh hoàng không phải là ác mộng

Ác mộng đơn giản là một giấc mơ xấu. Nhưng dù giấc mơ đó khủng khiếp đến mức nào, nó cũng không phải là "giấc ngủ kinh hoàng". Ác mộng rất đáng sợ, và bạn có thể vẫn nhớ những gì đã xảy ra trong cơn ác mộng khi bạn thức giấc. Ác mộng xảy ra có thể do căng thẳng, do uống một loại thuốc nào đó, và đôi khi do ăn phải thực phẩm cay. Nhưng ác mộng không phải là giấc ngủ kinh hoàng.

Giấc ngủ kinh hoàng (night terrors – còn được gọi là sleep terrors trong tiếng Anh), là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Đó là một đêm kinh hoàng, một giấc ngủ kinh hoàng, trong đó bạn có thể đi lại, nói chuyện, nhưng bạn không thực sự thức giấc. Mắt bạn có thể mở. Bạn rơi vào trạng thái giữa ngủ và thức.

Nếu bạn gặp phải hội chứng này, bạn có thể không hề biết điều đó. Tuy nhiên, khi thức dậy có thể bạn sẽ rất mệt. Và nếu có người ở cùng nhà với bạn, họ chắc chắn có thể nói cho bạn biết. Có 1-2% người trưởng thành gặp hiện tượng giấc ngủ kinh hoàng, còn trẻ em là 6%. Một số còn ước tính tỷ lệ gặp giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ là 15%.

Các bậc bố mẹ miêu tả trẻ khi gặp giấc ngủ kinh hoàng sẽ la hét, nói chuyện, có thể đập phá đồ đạc xung quanh và hoàn toàn suy sụp. Bạn không thể dễ dàng đánh thức họ dậy khi họ đang gặp giấc ngủ kinh hoàng, và nếu bạn làm, họ có thể trở nên đáng sợ hơn.

Giấc ngủ kinh hoàng khá giống với hiện tượng mộng du: cả hai đều liên quan đến việc một người nào đó hành động như khi họ đang thức, nhưng thực tế họ đang ngủ. Và trong cả hai trường hợp, người đó đều không hề nhớ gì sau khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau.

Chứng kiến giấc ngủ kinh hoàng rất đáng sợ, nhưng chúng hầu như vô hại

Chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu tại sao hiện tượng giấc ngủ kinh hoàng lại xảy ra. Một số nguyên nhân có thể do sức khỏe ốm yếu, bệnh tật, thiếu ngủ hay một dạng căng thẳng nào đó trong cuộc sống. Cà phê và các loại thuốc kích thích cũng có thể gây ra giấc ngủ kinh hoàng. Trẻ em bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể gặp giấc ngủ kinh hoàng.

Bạn hầu như không thể làm gì nhiều để ngăn cản hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, nhưng đặt ra giờ giấc đi ngủ cố định hàng ngày là một điều nên làm đầu tiên. Theo Hiệp hội giấc ngủ Mỹ, đi sâu vào trạng thái ngủ sâu nhất nhanh chóng có thể giúp ngăn ngừa giấc ngủ kinh hoàng. Đó là vì giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra khi chúng ta rơi vào giai đoạn giấc ngủ sâu, không hề mơ. Lên giường đi ngủ, không khí thư giãn, dễ chịu, sẽ giúp cơ thể của bạn trải qua các giai đoạn của giấc ngủ một cách trơn tru hơn.

Nếu bạn là người chứng kiến ai đó đang rơi vào trạng thái giấc ngủ kinh hoàng, bạn không phải làm gì đặc biệt cả. Chỉ cần giữ cho người đó an toàn (như cất hết những vật sắc nhọn, có thể gây đổ vỡ), và tránh xa nếu người đó hành động một cách bạo lực. Nếu đó là con cái của bạn, bạn tất nhiên sẽ muốn an ủi vỗ về con cái – nhưng thực tế, nếu một người đang rơi vào trạng thái giấc ngủ kinh hoàng, họ thường không thể an ủi hay thậm chí không thể thức giấc. Họ thực sự đang ngủ, dù mắt họ có thể mở. Sau 10-20 phút, họ sẽ dần rơi vào trạng thái ngủ bình thường như không có gì xảy ra.

Nếu có người đang bị giấc ngủ kinh hoàng, hãy thức họ dậy trước khi xảy ra

Nếu con bạn, chồng/vợ hay bạn cùng phòng thường xuyên bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, có một cách có thể ngăn họ lại. Cách này dường như rất an toàn, theo các chuyên gia giấc ngủ như Christopher Winter. Con trai của ông từng bị giấc ngủ kinh hoàng. "Chúng tôi đợi khoảng 30 phút và đi vào, đánh thức cậu bé dậy, xoa lưng, và ngay khi cậu bé có triệu chứng, chúng tôi chỉ đi ra, và những việc đó có tác dụng ngăn hội chứng này rất nhiều".

Tên gọi của kỹ thuật trên là kế hoạch tỉnh giấc. Lần đầu tiên kỹ thuật này được mô tả là vào năm 1988 trên tạp chí y khoa BMJ, các bậc bố mẹ được yêu cầu đánh thức trẻ dậy khoảng 15 phút trước khi họ nghĩ là con cái sẽ rơi vào trạng thái giấc ngủ kinh hoàng. Hội chứng này thường xảy ra ở một khoảng thời gian có thể đoán trước vào mỗi đêm, thường là 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi bệnh nhân đi ngủ. Những bố mẹ không xác định được thời gian, được yêu cầu thức trẻ dậy khi chúng bắt đầu có một số triệu chứng, như vã mồ hôi hay những chuyển động nhỏ, thường xảy ra ngay trước khi rơi vào giấc ngủ kinh hoàng.

Tất cả 9 trẻ em trong thí nghiệm đều đang ngừng hội chứng giấc ngủ kinh hoàng chỉ sau 1 tuần được đánh thức. Các nghiên cứu thành công khác cũng được công bố sau đó, nhưng không có nghiên cứu nào lớn – vì thế chưa có bằng chứng rõ ràng để nói về tính hiệu qủa đối với số đông.

Tuy vậy, nhiều người vẫn cho biết các biện pháp phát huy hiệu quả, hoặc không gây tổn thương. Nếu bạn sống một bình, bạn sẽ cần ai đó giúp đỡ để phát hiện ra sau khi bạn ngủ bao lâu thì gặp hiện tượng giấc ngủ kinh hoàng. Một khi bạn biết, bạn có thể đặt chuông báo thức trước thời gian đó một chút. Khi chuông kêu, chỉ việc dậy tắt chuông và đi ngủ trở lại.

Theo trang Life Hacker, hiện có một thiết bị đặt dưới đệm, tên là Lully Sleep Guardian, giá 200 USD, được cho là có thể phát hiện ra các hành vi khi bạn chuẩn bị bước vào giấc ngủ kinh hoàng và đánh thức bạn dậy. Công ty sản xuất cho biết tỷ lệ thành công là 80%.

Kỹ thuật kế hoạch đánh thức hoặc tự động đánh thức có thể không phải là một phương thuốc kỳ diệu với tất cả mọi người bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, song dường như hiệu quả với nhiều người. Và tất nhiên, nếu bạn không thể tự giải quyết được vấn đề của mình, hãy đến gặp bác sỹ, thậm chí là các chuyên gia về giấc ngủ.

Minh Anh

Chủ đề khác