VnReview
Hà Nội

Boeing lần đầu dùng bộ phận in 3D cho máy bay 787 Dreamliner

Đây là lần đầu tiên một máy bay 787 Dreamliner sẽ sử dụng các bộ phận kim loại được in 3D. Các bộ phận in 3D này đã được cấp phép của Cục hàng không liên bang Hoa Kỳ (FAA).

Hãng hàng sản xuất máy bay Boeing dự kiến sẽ cắt giảm được chi phí sản xuất máy bay 787 Dreamliner từ 2 đến 3 trăm triệu đô nhờ vào công nghệ in 3D titanium. Hãng Boeing đã hợp tác với công ty Norsk Titanium Na Uy để tạo ra các thành phần in với kết cấu bằng titanium cho máy bay.

Theo Reuter ghi nhận, Generic Electric cũng đã in ra các vòi phun nhiên liệu cho động cơ máy bay. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một công ty sử dụng các thành phần in 3D cho các bộ phận của một máy bay phải chịu áp lực từ phần khung máy bay trong suốt hành trình bay. Boeing chuyển sang công nghệ in 3D cho dòng 787 bởi vì dòng máy bay này cần nhiều kim loại hơn các dòng khác. Thêm vào đó, hợp kim titan được sản xuất theo cách truyền thống cho giá thành cao hơn so với công nghệ in kim loại 3D.

Sự hợp tác của tập đoàn hàng không với công nghệ in kim loại đã tạo tiếng vang lớn trong ngành công nghiệp hàng không, và là bằng chứng để các công ty khác tin tưởng hơn vào quy trình sản xuất dựa trên công nghệ in kim loại 3D này.

Từ đầu năm 2016 đến tháng 2/2017, Boeing đã làm việc với Norsk để có thể vượt qua được quy trình kiểm tra nghiêm ngặt của Cục hàng không liên bang Mỹ cho các bộ phận này. Các bên đang mong đợi hơn nữa sự phê duyệt của Cục hàng không liên bang về quyền sở hữu và quy trình sản xuất hàng loạt trong năm nay. Điều này sẽ giúp cho công ty Na Uy sản xuất thêm nhiều các bộ phận in 3D Titanium mà không cần phải chờ chứng nhận cho từng bộ phận, từ đó giúp cho họ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để cho ra đời các bộ phận cho mỗi chiếc máy bay.

Minh Hiếu

Chủ đề khác