VnReview
Hà Nội

Một chất hóa học mới được phát hiện nhờ những loài nấm phát sáng trong bóng tối.

Bạn không phải bị ảo giác đâu- những loài nấm này thật sự phát sáng. Và bây giờ chúng ta có ý tưởng tuyệt vời hơn nhờ vào một nghiên cứu khoa học mới được công bố.

Nếu không xem được video trực tiếp vui lòng bấm vào link: https://youtu.be/40dLVr6A1dI

Cách đây hơn 100 năm, nhà tự nhiên học George Gardner đã đến thăm Brazil và nhìn thấy trẻ em chơi đùa trên đường phố với một thứ gì đó mà ông nghĩ là những con đom đóm khổng lồ. Thì ra, chúng không phải là những con côn trùng, nhưng to lớn, chúng là loài nấm phát sáng mọc trên những lá cọ rụng trên mặt đất. Loài nấm này được biết đến là "Neonothopanus Gardneri" (sau đây viết tắt là "N.Gardneri").

Theo The Verge, gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra tại sao loài nấm này phát sáng được. Họ đã trồng những loại nấm giả được chiếu sáng bằng đèn LED ở rừng dừa Brazil và quan sát sự phát quang ban đêm đã thu hút bọ cánh cứng, ruồi, ong và kiến cũng như sâu bướm đến nguồn sáng. Những con côn trùng này là nhân tố quan trọng để các bào tử nấm có thể tái sản sinh và định cư trên nguồn sống mới.

Có ít nhất 80 loại nấm khác có thể phát sáng. Hiện tượng này được gọi là phát quang sinh học, đã được dẫn chứng bằng tư liệu về nấm khi Aristotle mô tả về vỏ cây đang thối rửa, phát sáng – được gọi là lửa lạnh hay là phát quang.

Nhưng bằng cách nào đó loại nấm như N.Gardneri và hiện tượng phát quang do sự thối rữa lại là điều các nhà khoa học chưa giải thích được. Thông thường, một sinh vật giống như con đom đóm phát sáng được là do một nhóm các phân tử được gọi là tế bào phát quang sinh học (luciferins, tên gọi có nguồn gốc từ "lucifer", nghĩa trong tiếng Latin là "làm cho phát sáng"). Các tế bào này phản ứng với khí oxy và một chất hóa học khác làm tăng tốc độ phản ứng tạo ra một hợp chất mới với năng với năng lượng cao phát ra ánh sáng. Hợp chất phát ra ánh sáng này được gọi là oxyluciferin.

Gần đây các nhà khoa học đã tìm ra cấu trúc của luciferin, nhưng họ chưa khám phá ra được hợp chất phát ra ánh sáng có cấu trúc như thế nào. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu của nấm phát sáng N.Gardneri từ rừng dừa Brazil nghiền nhỏ thành hỗn hợp bùn lỏng có nhiều enzyme làm tăng phản ứng của loại nấm này.

Sau đó, các nhà nghiên cứu dùng hỗn hợp bùn lỏng này để tạo ra oxyluciferin phát sáng trong phòng thí nghiệm với số lượng đủ lớn để các nhà khoa học có thể phác họa cấu trúc của nó. Các thí nghiệm tiếp theo cho thấy có thể tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của oxyluciferin mà phát ánh sáng với màu sắc khác nhau bằng cách điều chỉnh cấu trúc của hợp chất phát sáng luciferin.

Các phân tử huỳnh quang đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu sinh học: các nhà khoa học sử dụng chúng để theo dõi các protein và tế bào. Khám phá mới này có thể tạo ra một loạt các phân tử huỳnh quang mới dùng trong nghiên cứu. Và đó là điều các nhà khoa học đang hướng đến.

Minh Hiếu

Chủ đề khác