VnReview
Hà Nội

Hé lộ tiêm kích tàng hình Trung Quốc J-31: Đối thủ siêu tiêm kích Mỹ F-35?

Trung Quốc đã cải tiến J-31 để giúp nó sẵn sàng trở thành chiến đấu cơ tàng hình có mặt trên các tàu sân bay của của quốc gia này, thay thế cho những chiếc phi cơ J-10 hiện tại của họ. Cũng có thể coi J-31 là đối thủ tiềm tàng của chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.

Theo DailyMail, được Shenyang Aircraft Corporation (SAC) phát triển, động cơ kép của J-31 có kích cỡ tương tự F-35, đạt tầm hoạt động khoảng 1.247 km, có thể vận chuyển 28 tấn vũ khí và tốc độ tiệm cận mức Mach 1.8 (hơn 2.205 km/h).

J-31 của Trung Quốc được cải tiến để sẵn sàng trở thành máy bay chiến đấu tàng hình trên các tàu sân bay của nước này, dần thay thế cho loạt tiêm kích J-10 vốn chỉ dùng động cơ đơn trong các trận chiến. Mẫu máy bay này đang được dành nhiều thời gian cho các chuyến bay thử nghiệm, hứa hẹn sẽ sớm đưa vào hoạt động.

Trung Quốc hiện đang được xếp thứ hai trên bảng xếp hạng về ngân sách dành cho quân sự trên thế giới, với 145,8 tỷ USD. Thậm chí, có vẻ như quốc gia châu Á này đang tìm cách sử dụng một phần ngân sách này để hiện đại hóa tiềm lực pháo binh của họ.

Các báo cáo gần đây cũng cho thấy, quân đội Trung Quốc hiện có khoảng 2.200 máy bay chiến đấu đang hoạt động, nhưng trong con số này chỉ có khoảng 600 chiếc được coi là hiện đại.

Trung Quốc giới thiệu nguyên mẫu J-31 lần đầu tiên tại một triển lãm máy bay vào năm 2014, thời điểm đó họ chỉ biểu diễn màn cất cánh "gần như thẳng đứng" ở Chu Hải (Zhuhai) trước khi quay lại và lượn vài vòng trên bầu trời.

Tên gọi tiếng Trung của chiến đấu cơ này là 'Falcon Eagle' do SAC, một công ty con của Aviation Industry Corp of China (AVIC) sản xuất, và được lực lượng phòng không của Trung Quốc tuyên bố rằng: 'Chúng tôi đang tạo ra vũ khí tốt nhất cho những chiến binh bảo vệ hòa bình'.

Nhưng hài hước ở chỗ, lần xuất hiện công khai đầu tiên của chiếc chiến đấu cơ "bảo vệ hòa bình" này lại diễn ra đúng thời điểm mâu thuẫn căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang leo thang, xung quanh các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là Nhật Bản – quốc gia vốn "không đội trời chung" với chính quyền Bắc Kinh về một nhóm đảo ở Biển Đông.

SAC dự đoán máy bay của họ sẽ dần thay thế cho chiến đấu cơ động cơ đơn J-10 và công ty có thể bán J-31 cho các quốc gia khác, những nước không có điều kiện mua F-35 của Mỹ.

Được Shenyang Aircraft Corporation (SAC)phát triển, động cơ kép của J-31 có kích cỡ tương tự F-35, đạt tầm hoạt động khoảng 1.247 km, có thể vận chuyển 28 tấn vũ khí và tốc độ tiệm cận mức Mach 1.8 (hơn 2.205 km/h). Đây là phiên bản thứ hai của nguyên mẫu mà công ty này đang phát triển.

Tuy nhiên, phải nói rằng chặng đường mà các nhà sản xuất Trung Quốc đi đến các chuyến bay thử nghiệm là một hành trình dài. Theo Jeffrey Lin và P.W. Singer chia sẻ với Popular Science, phiên bản J-31 đầu tiên không được trang bị các công nghệ tiên tiến.

Sau đó, công ty đã đưa nguyên mẫu khác vào thử nghiệm trong tháng 12/2016,và lần này chiếc máy bay còn nặng hơn và dài hơn nguyên mẫu trước đó. Ngoài việc tăng kích thước, chiếc máy bay còn được trang bị một cảm biến IRST, khả năng "tàng hình", công nghệ radar tốt hơn và động cơ đốt sạch hơn (ảnh concept)

Nó không cất cánh với các hệ thống điện tử tiên tiến như bộ dò hồng ngoại (infrared search and track - IRST) và các tính năng như tàng hình như bộ ổn định thẳng đứng. Điều này gợi ý đây chỉ là nguyên mẫu thử nghiệm của SAC cho công nghệ tàng hình và hy vọng sẽ thu hút người mua từ ấn tượng bề ngoài của chúng (trước khi được hoàn thiện bên trong).

Và khi đó, SAC đã cố gắng bán chiếc máy bay này như là một "máy bay chiến đấu xuất khẩu thế hệ thứ 5" với cả người mua trong nước và quốc tế.

Công ty đã tung ra một nguyên mẫu mới vào tháng 12/2016, và lúc này chiếc máy bay đã trở nên nặng hơn và dài hơn so với nguyên mẫu "triển lãm" được chào hàng trước đó. Lúc này, ngoài việc gia tăng kích cỡ, chiếc phi cơ (nguyên mẫu) này còn được trang bị thêm cảm biến hồng ngoại IRST, các khả năng tàng hình, radar tân tiến hơn và động cơ đốt tốt hơn.

Ngoài việc gia tăng kích cỡ, chiếc phi cơ (nguyên mẫu) này còn được trang bị thêm cảm biến hồng ngoại IRST, các khả năng tàng hình, radar tân tiến hơn và động cơ đốt êm hơn (ảnh concept).

Nhóm thiết kế cũng có bước tiến xa hơn khi thay thế các động cơ WS-13 bằng động cơ turbofan nội địa WS-13E hoặc WS-17 để tăng tốc cho tiêm kích tàng hình này. Giờ đây, J-31 có kích cỡ tương tự F-35, có tầm bay 1.247 km, đủ mạnh để chuyên chở 28 tấn (vũ khí) và đạt tốc độ hơn 2.205 km/h.

Lin và Singer còn nhấn mạnh rằng, đây là 'sự kết hợp hiệu suất tốc độ cao của J31 và tải trọng của 6 tên lửa đối không tầm xa PL-12 hoặc 4 tên lửa PL-21, cho thấy J-31 được tối ưu hóa để dành ưu thế khi chiến đấu trên không'.

Trung Quốc "show hàng" J-31 lần đầu vào năm 2014 (xem ảnh) tại một triển lãm máy bay. Nhưng không thực sự ấn tượng vì nó không cất cánh với các tính năng tiên tiến cũng như tính năng tàng hình, mà chỉ là một nguyên mẫu "chào hàng" của SAC về công nghệ tàng hình với hy vọng sẽ thu hút khách hàng.

TM

Chủ đề khác