VnReview
Hà Nội

Giải mã tiềm năng phi thường của blockchain, công nghệ đứng sau tiền ảo bitcoin

Công nghệ đứng sau tiền ảo bitcoin đang giúp mọi người dù xa lạ hay thân quen đều có thể xây dựng một cuốn sổ giao dịch đáng tin cậy cho riêng mình. Đây là yếu tố có ý nghĩa vượt xa cả mọi giao thức mã hóa tiền tệ thông thường.

Giữa tâm bão WannaCry hoành hành với hàng triệu máy tính trên toàn cầu, người ta vẫn thấy lấp ló một thứ khiến nhiều người không thể không tự hỏi: Bitcoin là gì mà các hacker chỉ nhận tiền chuộc qua hình thức tiền tệ ảo này? Bài viết dưới đây của VnReview.vn được dịch lại từ trang Economist sẽ phần nào giải đáp về cơ chế hoạt động của loại tiền ảo này thông qua việc diễn giải về blockchain.

Khi bị cảnh sát Honduras trục xuất vào năm 2009, Mariana Catalina Izaguirre đang phải sống trong căn hộ tồi tàn của mình suốt 3 thập kỷ. Không giống như nhiều hàng xóm ở Tegucigalpa, thủ đô của quốc gia này, cô thậm chí còn không được chính thức đứng tên mảnh đất mà cô đang ở. Tuy nhiên, hồ sơ tại Viện bất động sản nước này cho thấy một nhân vật khác đang đứng tên mảnh đất của cô và đó cũng là người đã thuyết phục thẩm phán ký lệnh trục xuất cô. Vào thời điểm mà các rắc rối về pháp lý được giải quyết thì cũng là lúc ngôi nhà của Izaguirre đã bị phá bỏ.

Điều tương tự xảy ra hằng ngày ở những nơi mà những kẻ trục lợi tìm mọi cách sở hữu đất đai hoặc tham nhũng dưới mọi hình thức, vốn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Việc thiếu quyền sở hữu tài sản đảm bảo chính là nguyên nhân gây ra mất an toàn và bất công cho người dân. Khiến họ khó sử dụng ngôi nhà hoặc mảnh đất của mình vào các giao dịch thế chấp, đầu tư hay kinh doanh.

Bitcoin có vẻ tránh được các yếu điểm cố hữu đó, nó là một đơn vị tiền tệ dựa trên nền tảng bảo mật và mã hóa thông minh, với một lượng lớn các chuyên gia giỏi, thường là đứng về phía đối nghịch với chính phủ và một số thậm chí là những kẻ… nghiện ma túy. Tuy nhiên, công nghệ mã hóa nằm dưới bitcoin – còn được gọi "blockchain"– có tính ứng dụng/giao dịch vượt xa khả năng của tiền mặt hoặc các đơn vị tiền tệ truyền thống. Nó cung cấp phương thức để những người vốn xa lạ hoặc tin tưởng một phương thức giao dịch mới, bằng cách tạo ra một bản ghi của những người đang sở hữu những gì mà những người xung quanh phải thừa nhận – đơn vị tiền tệ bitcoin. Đó là cách để tạo ra và duy trì sự tin tưởng.

Đó cũng là lý do tại sao các chính trị gia đang tìm cách làm trong sạch Viện bất động sản ở Honduras đã yêu cầu Factom - một công ty khởi nghiệp (startup) ở Mỹ - cung cấp loại hình đăng ký (nhà đất) dựa trên nền tảng blockchain.Ý tưởng thú vị này cũng đang được triển khai ở Hy Lạp, nơi vốn không có nhiều đất đai hợp pháp và ở đó cũng chỉ có 7% đất đai được đăng ký hợp pháp cho người dân.

Quay lại với quá khứ của bitcoin

Các ứng dụng khác dành cho blockchain và các "loại hình phân phối tài sản" tương tự, bao gồm cả việc ngăn chặn những kẻ trộm kim cương cho tới việc tinh giản thị trường chứng khoán: các giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ NASDAQ sẽ sớm chuyển sang sử dụng hệ thống dựa trên nền blockchain để ghi lại các giao dịch giữa các công ty một cách riêng tư. Ngân hàng Anh vốn không ưa thích gì về công nghệ cũng đang chuyển dịch theo hướng điện tử hóa khi báo cáo cuối năm ngoái của họ nêu rõ: phân phối tài sản theo hình thức mới (bitcoin) là một sự đổi mới đáng kể và "có hàm ý sâu rộng" trong ngành tài chính.

Trong tư duy của giới chính trị thì họ muốn blockchain tiến xa hơn thế. Khi mà các hợp tác xã và các chuyên gia cánh tả đã có cuộc gặp gỡ ở ngày hội OuiShare Fest tại Paris (Pháp) để thảo luận về thứ mà các tổ chức "thường dân" (tư nhân) nào đó có thể làm suy yếu các nguồn dữ liệu khổng lồ của các tập đoàn như Facebook, Google… và blockchain là thứ được thảo luận nhiều nhất tại cuộc họp đó. Những người theo chủ nghĩa tự do đang mơ về một thế giới vốn đầy rẫy các quy tắc luật lệ của nhà nước sẽ sớm được thay thế bằng các hợp đồng tư nhân giữa các cá thể, các hợp đồng dựa trên nền tảng lập trình blockchain vốn sẽ có sự tự chủ về mặt thực thi.

Thuật ngữ blockchain bắt đầu đi vào tâm trí của Satoshi Nakamoto, người khai sinh và tạo ra bitcoin, một phiên bản tiền tệ điện tử dùng trong các giao dịch ngang hàng (peer-to-peer) được công bố và ra đời vào năm 2008. Để hoạt động như một loại hình tiền mặt, bitcoin phải được "chuyền tay" mà không gặp các sự cố sai sót về chuyển khoản và không được cho phép người đó sử dụng số tiền ảo đó hai lần cùng một lúc. Để hiện thực hóa giấc mơ của Nakamoto về một hệ thống phân cấp không bị lạm dụng, mà không cần dựa vào một hệ thống thứ ba nào như các hệ thống ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán thông thường.

Lúc đó, blockchain xuất hiện và trở thành nơi thay thế cho bên thứ ba đáng tin cậy để thực hiện các giao dịch bitcoin. Blockchain là một cuốn sổ cái (distributed ledger) được phân phối đều cho mọi người. Cụ thể, một cơ sở dữ liệu có chứa lịch sử thanh toán của mọi bitcoin trong lưu thông, blockchain cung cấp bằng chứng cho những người sở hữu (bitcoin) ở bất cứ thời điểm nào họ muốn. Cuốn sổ cái này sẽ được sao chép trên hàng ngàn máy tính – các node của bitcoin – trên toàn thế giới và được công khai rõ ràng.

Tuy được công khai nhưng nó cũng rất đáng tin cậy và an toàn. Sự đảm bảo này có được là do sự kết hợp tinh tế giữa toán học và sức mạnh tính toán được xây dựng dựa trên cơ chế đồng thuận của nó – tiến trình các node được chấp thuận dựa trên cách thức cập nhật blockchain trong các giao dịch bitcoin minh bạch từ một người này tới một người khác.

Hãy lấy ví dụ rằng Alice muốn trả cho Bob chi phí dịch vụ mà cô sử dụng. Cả hai đều có ví bitcoin – phần mềm cho phép truy cập vào blockchain thay vì truy cập bằng trình duyệt web, nhưng không định danh người dùng với hệ thống. Giao dịch sẽ xuất phát từ ví của Alice thông qua việc "đề xuất" blockchain làm cho ví của cô rỗng đi một tí và tăng một tí đó vào ví của Bob.

Hệ thống mạng sẽ thực hiện một số bước để xác nhận thay đổi này. Khi đề xuất này được tải lên mạng nó sẽ phải qua một loạt các bước kiểm tra (thông qua các node) khác nhau, bằng cách kiểm tra "cuốn sổ cái", để liệu xem Alice còn đủ số bitcoin mà cô muốn dùng để chi trả hay không. Nếu mọi thứ được đảm bảo, các node đặc biệt gọi là các miner (thợ mỏ) sẽ "đóng gói" đề xuất của Alice với các giao dịch tương tự đã được xác nhận khác và tạo thành một block mới rồi chuyển vào "cuốn sổ" blockchain.

Điều này đòi hỏi phải cung cấp dữ liệu nhiều lần thông qua một hàm băm mật mã (cryptographic "hash" function), mã hóa block này thành các chuỗi số với độ dài nhất định (xem hình minh họa). Giống như các giao thức mã hóa tiền tệ khác, giao thức hàm băm (hash) này là dạng mã hóa một chiều. Nó dễ dàng chuyển dữ liệu sang dạng hash nhưng không thể giải mã ngược lại từ hash sang dữ liệu. Thông qua việc hash không chứa dữ liệu (thông thường), nó trở thành mã độc nhất vô nhị. Bất cứ sự thay đổi nào đối với block (bằng cách nào đi chăng nữa) – thay đổi dù chỉ là một chữ số trong giao dịch – thì hash cũng sẽ trở thành chuối số (mã hóa) khác ngay tức thì.

Thực hiện mọi thứ trong thầm lặng

Khi hàm hash này được đưa vào, cùng với một số dữ liệu khácvào phần tiêu đề của block dự kiến. Tiêu đề này trở thành cơ sở cho một phép toán đòi hỏi phải sử dụng hàm hash một lần nữa. Phép toán này chỉ có thể giải bằng phép thử cho tới khi có đáp án đúng. Thông qua mạng, các "thợ mỏ" (miner) hay còn gọi là thợ đào bit sẽ chịu trách nhiệm chuyền tải và thử hàng ngàn tỉ khả năng để tìm ra đáp án đúng. Cho tới khi các miner tìm được câu trả lời đúng thì các node sẽ nhanh chóng kiểm tra nó (đó cũng là "đường một chiều": khó giải nhưng dễ kiểm tra), và mỗi xác nhận của từng node sẽ được cập nhật vào blockchain tương tứng. Phần hash của tiêu đều sẽ trở thành một chuỗi định dạng block mới, và block này giờ đây sẽ trở thành một phần của sổ cái (ledger). Lúc này, khoản thanh toán của Alice cho Bob và tất cả các giao dịch khác có trong block này sẽ được xác nhận (hợp lệ hoặc không).

Giai đoạn giải mã này chính là thứ tạo ra 3 yếu tố an toàn cho bitcoin. Một là cơ hội, bạn không thể dự đoán miner nào sẽ giải quyết được câu đó, bạn cũng không thể dự đoán cái nào sẽ cập nhật vào blockchain tại thời điểm bất kỳ, đó phải là một miner giải quyết được bài toán chứ không phải là một kẻ xâm nhập ngẫu nhiên. Chính những điều này khiến cho việc gian lận trong giao dịch trở nên khó khăn và giảm thiểu được các rủi ro về thanh toán.

Bổ sung thứ hai là lịch sử giao dịch. Mỗi một tiêu đề (header) mới đều chứa một đoạn hash của tiêu đề block trước đó, và cứ thế cho đến những tiêu đề đầu tiên.Chính các liên kết này đã đưa các block vào một chain. Bắt đầu từ việc gom tất cả dữ liệu có trong sổ cái (ledger) để tái tạo tiêu đề cho các block đầu tiên của nó, và những thay đổi về tiêu đề của block sẽ tạo ra các biến thể khác nhau. Điều đó cũng tạo ra các block mới (với các tiêu đề mới) và các chuỗi truy vấn mới. Sổ cái sẽ không còn khớp với nhận diện của block mới nhất và nó sẽ bị từ chối, đồng nghĩa với việc nếu thay đổi số tiền ảo khi giao dịch thì con số tiền cũ sẽ không còn khớp với sổ cái của người sở hữu nữa.

Sao lại đi theo đường vòng như thế? Hãy hình dung rằng đột nhiên Alice thay đổi ý định thanh toán cho Bob và cố gắng thay đổi lại lịch sử giao dịch để giữ lại bitcoin của cô trong ví. Nếu cô "tóm" được một thợ đào bitcoin có thẩm quyền có thể giải quyết các phép toán cần thiết thì sẽ tạo ra một bản mới của blockchain mà cô muốn. Nhưng trong lúc cô làm như thế, phần còn lại của hệ thống mạng bitcoin sẽ thay đổi độ dài mã hóa của blockchain ban đầu. Và các node sẽ luôn làm việc trên các phiên bản blockchain "dài nhất" mà nó có.

Nguyên tắc này ngăn chặn việc hai thợ đào bit cùng tìm ra lời giải gần như đồng thờ,i tạo ra xung đột trong chuỗi xử lý đó. Nó cũng ngăn chặn sự gian lận! Do vậy, để buộc hệ thống chấp nhận phiên bản mới của mình, Alice buộc sẽ phải có được phiên bản mới hơn, nhanh hơn và dài hơn so với phần còn lại của hệ thống. Bạn biết rằng mô hình tấn công 51% ("51% attack") hiện nay không thể thay đổi hay giúp ích gì cho việc hack bitcoin dù có thể gây ra nghẽn mạng.

Biến giấc mơ trở thành hiện thực

Bỏ qua những khó khăn khi cố phá hoại mạng lưới giao dịch, có một câu hỏi cần quan tâm hơn là tại sao lại phải phiền toái như vậy? Bởi điều thứ ba là động lực giải quyết bài toán. Thay vì dành công sức để "hack" thì thời gian đó để dành đi tạo block mới để "đào" bitcoin còn hơn. Các thợ đào bitcoin khi giành phần thắng sẽ kiếm được tầm 25 bitcoin, tương đương hơn 60.000 USD theo tỉ giá tại thời điểm bài viết này đăng trên VnReview.vn.

Tất cả những thử thách và quy trình chặt chẽ trên và tự bản thân nó cũng không phải là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt của đơn vị tiền tệ ảo bitcoin. Giá trị của nó nằm ở sự thiếu ổn định của nó và ở chỗ không thể đoán trước được điều gì (xem ảnh minh họa), yếu tố nữa là số lượng tiền lưu thông bị hạn chế (một cách cố ý). Nhưng cơ chế blockchain đang vận hành hoàn hảo. Theo blockchain.info, một trang web theo dõi các giao dịch cho biết, mỗi ngày trung bình có gần 120.000 giao dịch mới trên blockchain, tương đương với lượng tiền trao đổi tầm 75 triệu USD. Hiện có 380.000 block và kích thước của sổ cái lên tới gần 45 gigabytes.

Hầu hết dữ liệu trong blockchain là về bitcoin. Nhưng không hẳn vậy. Ông Nakamoto đã xây dựng một thứ mà giới chuyên môn gọi là nền tảng mở (open platform) – một hệ thống phân phối hoạt động được "mở" cho việc kiểm tra và xây dựng. Dựa trên hình mẫu của chính Internet; tương tự như các hệ điều hành Android và Windows. Các ứng dụng dựa trên các tính năng cơ bản của blockchain để phát triển mà không cần ai cho phép hoặc thuộc đặc quyền của ai. "Suy cho cùng, Internet chính là một nền tảng cơ sở dữ liệu công khai", Chris Dixon của Andreessen Horowitznhận định, công ty đầu tư mạo hiểm này đã tài trợ cho một số công ty khởi nghiệp về bitcoin, bao gồm cả Coinbase, công ty cung cấp ví (bitcoin) và 21 – công ty sản xuất phần cứng chuyên "đào" bitcoin cho công chúng.

Gừi đây các sản phẩm dựa trên blockchainđược chia ra 3 nhóm. Đầu tiên là lợi ích thực tế của loại tài sản được chuyển giao sang hình thức blockchain. Một trong những startup bắt đầu đặt cược vào ý tưởng này là Colu. Họ đã phát triển một cơ chế để "nhuộm"mọi giao dịch bitcoin rất nhỏ; (mà họ gọi là "bụi bitcoin") bằng cách bổ sung dữ liệu vào chúng để chúng có thể đại diện cho các trái phiếu, cổ phiếu hoặc các loại hình kim loại quý.

Bảo vệ quyền sở hữu nhà đất chỉ là một ví dụ nhỏ cho nhóm thứ hai: Các ứng dụng sử dụng blockchain dưới dạng một máy tính thực thụ. Các giao dịch bitcoin có thể kết hợp với các trích lục của thông tin bổ sung và rồi trở thành một phần được nhúng trong sổ cái ledger. Nó có thể là bản đăng ký của bất cứ thứ gì đáng để theo dõi chặt chẽ. Công ty Everledger (Anh) sử dụng blockchain để bảo vệ các món hàng xa xỉ; một ví dụ cho thấy việc đính kèm các dữ liệu vào blockchain để mô tả các thuộc tính nhằm phân biệt các loại đá quý, cung cấp bằng chứng xác thực danh tính của chúng nếu bị đánh cắp. Trong khi đó, Onename lại dùng để lưu trữ thông tin cá nhân như là một phương thức không cần tới mật khẩu; còn CoinSpark lại sử dụng blockchain như mà một công chứng viên.Lưu ý rằng, các loại hình ứng dụng này không giống như các giao dịch bitcoin đơn thuần, mà nó cần có sự tin tưởng nhất định. Bạn phải có đủ cơ sở để tin rằng bên trung gian sẽ lưu trữ dữ liệu (mà bạn gửi gắm) một cách chính xác.

Còn nhóm thứ ba cũng là nhóm ứng dụng blockchain tham vọng nhất: Các "hợp đồng thông minh" của họ sẽ tự động vận hành trong những điều kiện thích hợp. Bitcoin có thể được "lập trình" để có thể sẵn sàng (chỉ) trong điều kiện nhất định nào đó. Họ sẽ sử dụng tính năng này để trì hoãn chi tiền cho các thợ đào bit giải quyết bài toán mã hóa cho tới khi có xác nhận.

Lighthouse, một dự án được Mike Hearn khởi xướng, anh cũng là một trong những lập trình viên hàng đầu của bitcoin. Công ty khởi nghiệp này thực chất là một dịch vụ gọi vốn ứng dụng hình thức "hợp đồng thông minh". Nếu gọi vốn đủ cho một dự án thì tất cả sẽ được thông qua, bằng không sẽ không có gì cả. Hearn cho biết, sàn gọi vốn của anh sẽ rẻ hơn các đối thủ hoạt động theo phương thức truyền thống và cũng độc lập với chính phủ, giúp tránh bị can thiệp vào các dự án mà nhà nước "không ưa".

Năng lượng lan truyền

Sự ra đời của Blockchains, cuốn sổ sách ghi lại các giao dịch, đã mở ra một "góc nhìn hoàn toàn mới về các tính năng", Albert Wenger đại diện cho USV, một nhà đầu tư vào các starup mới thành lập có trụ sở tại New York, về một thị trường ngang hàng (Peer-to-Peer). Blockchain mang tới sự bảo mật và nhiều tính năng hấp dẫn, nhưng một số người lại hoài nghi về sự an toàn và quy mô của không giống như kỳ vọng. Điều có thể khiến cho Bitcoin và những ứng dụng tích hợp Bitcoin không hỗ trợ hàng ngàn dịch vụ với hàng triệu người dùng.

Nakamoto, người tạo ra Bitcoin, đã thiết kế hệ thống để chống lại cuộc tấn công 51%, thường được biết đến như là cuộc tấn công vào hệ thống Blockchain được thực hiện bởi các thợ mỏ. Mục đích cuộc tấn công 51% này là gây nghẽn mạng, thậm chí đảo ngược giao dịch. Nhưng hiện nay việc kiểm soát các tài nguyên mạng đã khó hơn nhiều so với trước đây. Việc đào mỏ Bitcoin hiện đang bị chi phối bởi các "pool" lớn, trong khi đó các thợ đào mỏ đơn lẻ lại thường chia sẻ về những cố gắng và phần thưởng của họ, và những trung tâm dữ liệu lớn, rất nhiều được đặt tại Trung Quốc, Mông Cổ, nơi có chi phí thấp.

Một lo lắng khác là tác động đến môi trường mạng. Kiến ​​trúc Bitcoin buộc các thợ đào phải sử dụng nhiều sức mạnh phần cứng máy tính; để thực hiện nhiều phép tính khó. Theo thống kê của blockchain.info, thiết bị của các thợ đào Bitcoin đã thực hiện khoảng 450 nghìn tỷ phép tính mỗi giây. Và để vận hành cỗ máy này rất tốn năng lượng.

Bởi vì thợ đào Bitcoin thường giữ kín các chi tiết về phần cứng của họ, không ai thực sự biết được sức mạnh của mạng lưới này. Nếu tất cả các thiết bị đào Bitcoin đều hoạt động thì việc sử dụng điện hàng năm của chúng có thể vào khoảng 2 Terawatt/giờ, nhiều hơn cả số điện năng tiêu thụ của 150.000 cư dân ở Trung tâm California. Nếu các thiết bị hoạt động với hiệu suất cao, nó có thể tiêu thụ tới 40 Terawatt điện/giờ, hơn nguồn năng lượng của 2/3 trong số 10 triệu người dân ở Los Angeles. Điều đó chắc chắn là có vấn đề; bởi ngày càng có nhiều thiết bị đào Bitcoin, thì sẽ ngày càng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nữa.

Tuy nhiên, việc đào bitcoin cũng nằm trong giới hạn. Bởi vì Nakamoto đã quyết định giới hạn kích thước của một block bằng một megabyte, hoặc khoảng 1.400 giao dịch, nhưng mạng lưới Bitcoin chỉ có thể xử lý được khoảng 7 giao dịch/giây, trái ngược với hàng ngàn giao dịch của hệ thống xử lý ngày nay. Các block trong giao dịch có thể được làm tăng dung lượng hơn; nhưng các block lớn hơn sẽ mất nhiều thời gian để truyền thông qua mạng Bitcoin, mang những rủi ro lớn hơn.

Các nền tảng trước đó đã vượt qua những vấn đề tương tự. Từ những năm 90 cho tới nay đã có hàng triệu người sử dụng internet. Các nhà nghiên cứu dự báo rằng kỷ nguyên internet sẽ tiếp tục tiến lên. Tương tự như vậy, hệ thống bitcoin cũng không "đứng yên". Các máy tính đào bitcoin tiết kiệm năng lượng hơn ra đời và thay thế cho hệ thống cũ. Các nhà phát triển cũng đang nghiên cứu về mạng Lightning, cho phép xử lý một số lượng lớn các giao dịch nhỏ hơn, ngoài Blockchain. Kết nối nhanh hơn sẽ cho phép các block lớn hơn truyền tải nhanh hơn để được sử dụng.

Quá trình cải tiến mạng bitcoin có vẻ như ngày càng khó khăn. Bởi sự thay đổi đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả cộng đồng, và đó không phải là điều dễ dàng. Hãy nhìn nhận cuộc nội chiến đào block Bitcoin. Mỗi cuộc chiến đào bitcoin sẽ làm tăng dung lượng block, khiến bộ xử lý phải hoạt động nhiều hơn để giải mã block. Mặt khác, có một lập luận rằng hệ thống tiền ảo này có thể sụp đổ vào đầu năm tới, nếu các giao dịch mất nhiều giờ.

Phá vỡ cuộc chiến

Hearn và Gavin Andresen, những doanh nhân Bitcoin, là những người giữ các block lớn. Họ đã kêu gọi người đào cài đặt một phiên bản mới của bitcoin có hỗ trợ một kích thước block lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên một số thiết bị dường như đang bị tấn công trên mạng. Và trong một nỗ lực để giảm thiểu sự rủi ro khi nâng cấp, hệ thống mạng bị giới hạn và chỉ cho thực hiện các giao dịch rất nhỏ.

Điều này đã góp phần tạo động lực để tạo ra công nghệ thay thế cho blockchain bitcoin, một trong đó có thể được tối ưu hóa cho việc lưu trữ các sổ sách giao dịch, chứ không phải là để tạo ra một cryptocurrency (tiền điện tử). MultiChain, một nền tảng tự tạo blockchain được cung cấp bởi Coin Sciences, đã cho thấy những gì công nghệ có thể làm được. Nó cung cấp các cơ sở dữ liệu để xây dựng một blockchain công cộng như bitcoin, nó cũng có thể được sử dụng để xây dựng chuỗi mã hóa riêng và chỉ cho một số người sử dụng nhất định. Nếu tất cả người dùng giảm bớt việc khai thác bitcoin hoặc loại bỏ quá trình này, thì có thể sẽ lưu hành bổ sung một loại tiền tệ mới gắn liền với sổ cái.

Trong những tháng gần đây, các ngân hàng đã tỏ ra sốt sắng đối với các blockchains bí mật như một cách để giữ tiền tệ phòng ngừa sự phá hoại. Nhưng điều trớ trêu là, công nghệ blockchains sinh ra để nằm ngoài sự quản lý của chính phủ và các quốc gia, các ngân hàng phải tuân theo những quy định của mạng lưới và có thể phải thực hiện các phi vụ rửa tiền. Nhưng nó vẫn có một sự hấp dẫn riêng.

Các chuyên gia nói rằng các công nghệ mới thường có thời gian chuẩn bị dài trước khi phát triển nhanh. Khi động cơ điện lần đầu tiên được phát triển, con người đã triển khai những động cơ hơi nước lớn từ trước đó. Và phải mất nhiều thập kỷ để các nhà sản xuất thấy rằng động cơ chạy điện có thể giúp họ chế tạo được mọi thứ. Trong báo cáo về tiền tệ kỹ thuật số, ngân hàng Anh đã nhìn nhận ra về tiềm năng của tiền ảo trong lĩnh vực tài chính. Hãy cảm ơn các công ty tài chính điện toán nhỏ đã số hóa hoạt động bên trong của họ; nhưng họ vẫn chưa thay đổi tổ chức của họ để phù hợp với hệ thống. Hệ thống thanh toán vẫn chủ yếu tập trung và các khoản thanh toán được thanh toán thông qua ngân hàng trung ương. Khi các công ty tài chính hợp tác với nhau, việc đồng bộ hoá các giao dịch trở nên khó khăn và có thể mất vài ngày. Điều này làm tăng vốn và tăng rủi ro.

Các sổ cái phân phối có thể giải quyết các giao dịch trong vài phút hoặc vài giây có thể là một cách để giải quyết những vấn đề như vậy, và thực hiện được sự kỳ vọng lớn hơn về ngân hàng số hóa. Nó cũng có thể tiết kiệm cho các ngân hàng nhiều tiền. Theo ngân hàng Santander, vào năm 2022, sổ cái đó có thể giúp cắt giảm các hóa đơn của ngành công nghiệp tài chính có giá trị tăng tới 20 tỷ USD hàng năm. Các nhà cung cấp vẫn cần phải chứng minh rằng họ có thể đối phó với những giao dịch với tỷ giá lớn hơn bitcoin. Nhưng các ngân hàng lớn vẫn đang thúc đẩy các kế hoạch phát triển công nghệ mới. Một trong số đó, ngân hàng UBS, đã đề xuất việc tạo ra một "đồng tiền hợp pháp". Sự ra đời của R3 CEV, một starup mà UBS đã đầu tư cùng với Goldman Sachs, JPMorgan và 22 ngân hàng khác, là phát triển một kiến trúc chuẩn cho sổ cái.

Đó không phải là vấn đề duy nhất của các ngân hàng. Các loại công ty và cơ quan nhà nước phải đối mặt với việc bảo vệ cơ sở dữ liệu và chi phí giao dịch cao khi hợp tác với nhau. Vấn đề này sẽ được giải quyết bởi Ethereum, một đồng tiền ảo đầy tham vọng. Ethereum là sản phẩm trí tuệ của Vitalik Buterin, một thần đồng máy tính người Canada, sổ cái phân phối của Ethereum có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn cả Bitcoin. Và nó đi kèm với một ngôn ngữ lập trình cho phép người dùng viết các hợp đồng thông minh hơn, do đó tạo hóa đơn trả tiền khi lô hàng đến hoặc chia sẻ giấy chứng nhận tự động gửi tới chủ sở hữu của họ cổ tức nếu lợi nhuận đạt đến một mức nhất định. Với những ưu điểm như vậy, Buterin hy vọng nó sẽ cho phép thành lập "các tổ chức tự trị phân quyền" - các công ty ảo chỉ để thực hiện theo bộ quy tắc Blockchain của Ethereum.

Một trong những lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng bởi ý tưởng trên chính là internet of things - một mạng lưới hàng tỷ những vật gia dụng như tủ lạnh, cửa, vòi phun nước... Một báo cáo gần đây của IBM có tên "Device Democracy" lập luận rằng không thể theo dõi và quản lý hàng tỷ thiết bị này một cách tập trung. Những nỗ lực quản lý các thiết bị này có thể khiến nó bị tấn công mạng hoặc chịu sự giám sát của chính phủ. Sự phân hạng sổ sách trong trường hợp này dường như là một lựa chọn tốt.

Các chương trình Ethereum không chỉ cho phép người dùng đăng ký và theo dõi tài sản. Nó còn cho phép sử dụng với nhiều tính năng hơn. Một chiếc chìa khóa xe được nhúng block Ethereum có thể được bán hoặc thuê theo một quy định chung, cho phép các người dùng ngang hàng (peer-to-peer) thuê hoặc chia sẻ xe ô tô. Trong tương lai xa, công nghệ này có thể để khởi động xe hơi tự lái. Những chiếc xe như vậy có thể mang lại một khoản tiền kỹ thuật số từ việc cho thuê xe, nó sẽ giúp chủ nhân trả tiền nhiên liệu, sửa chữa, tìm chỗ đỗ xe… tất cả đều theo các quy định được lập trình trước.

Rousseau sẽ nói gì?

Không ngạc nhiên khi các chương trình như vậy là quá tham vọng. Block đầu tiên của Ethereum được khai thác vào tháng 8, tuy vậy đã có một nhóm startup tập trung vào tiền ảo này, Buterin thừa nhận trong một bài đăng trên blog gần đây rằng họ thiếu tiền mặt. Nhưng các chi tiết trong blockchains này sẽ phát triển không kém so với các sổ cái được giữ bởi hai startup, điều đó cho thấy tiềm năng của công ty. Mặc bị xã hội và những người làm nghề kế toán chế nhạo, hoạt động của sổ cái thực sự có thể mang lại giá trị.

Thế giới ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào nguyên tắc ghi sổ kép. Hệ thống ghi nợ và tín dụng là trọng tâm để đánh giá tình hình tài chính của một công ty. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đòi hỏi việc ghi sổ sách như một nguyên tắc phát triển nhưng đó vẫn là một câu hỏi mở, Werner Sombart, một nhà xã hội học người Đức từng tuyên bố vào đầu thế kỷ 20. Hệ thống bắt đầu từ thời phục hưng, sau đó nó lan rộng ra khắp thế giới vào cuối thế kỷ 19. Không nghi ngờ rằng kỹ thuật này rất quan trọng bởi nó không chỉ là một bản ghi về những gì công ty đã làm, mà còn là một cách để xác định công ty có thể làm được gì.

Việc duy trì các sổ cái không cần tới các công ty hay chính phủ nào nữa, điều này sẽ giúp thúc đẩy thay đổi phương thức hoạt động của các công ty và chính phủ, gồm cả những gì họ mong đợi và những gì có thể thực hiện mà không cần tới họ. Dễ nhận thấy rằng các hệ thống không lưu trữ các bản ghi/hồ sơ tập trung một chỗ đáng để tin cậy hơn phương thức truyền thống hiện nay và điều này có thể mang lại những thay đổi triệt để.  

Những ý tưởng mới mẻ như vậy có thể sẽ phải mất thời gian để thuyết phục những người bảo thủ và những thế lực chính trị/cá nhân mong muốn làm việc quan liêu để trục lợi,nhưng mức độ lan tỏa của nó hiện nay đã chứng minh phương thức hoạt động mới là có cơ sở.

Lúc này, một thế giới được lưu trữ bằng các phép toán mã hóa vô tận và dễ thao tác sẽ mang lại nhiều lợi ích. Những nạn nhân của tệ nạn quan liêu hoặc bị xâm hại như trường hợp cô Izaguirre ở đầu bài này sẽ có thể tránh được việc mất quyền sở hữu đất vào tay kẻ xấu, sự kỳ diệu của các chuỗi số toán học này còn có thể giải cứu và giúp ích được nhiều trường hợp khác nữa.  Nếu các blockchain tồn tại một nghịch lý cơ bản nào đó, thì đó có lẽ là việc đảm bảo trật tự cho quá khứ và hiện tại của  mật mã học, trong khi chúng có thể tạo ra một tương lai mới rất khác với những gì chúng ta đang thấy!

TM-GL

Chủ đề khác