VnReview
Hà Nội

Bạn có thật sự cần tới 4 cánh tay như anh chàng này?

Nếu bạn có hai cái đầu, có lẻ sẽ tốt hơn một cái, vậy nếu bạn có bốn cánh tay liệu sẽ tốt hơn không?

Hình ảnh: nhân viên thử nghiệm tay rô bốt đang điều khiển tay cầm chiếc điện thoại

Đó là câu hỏi rất nghiêm túc do một nhóm các nhà nghiên cứu robot Nhật Bản thuộc phòng thí nghiệm Inami Hiyama đặt ra. Và từ câu hỏi đầy tính viễn tưởng đó, họ đã hiện thực hóa, chế tạo ra (hai) cánh tay robot như tay người thật có thể gắn thêm vào cơ thể.

Theo;Techradar, dự án của họ có tên là "MetaLimbs: Multiple Arms Interaction Metamorphism" (tạm dịch là : Các chi biến đổi: Sự tiến hóa trong tương tác nhiều tay). Cách vận hành của cánh tay rô bốt cũng không quá phức tạp. Cử động của cánh tay robot được điều khiển bằng chuyển động chân – với hệ thống theo dõi chuyển động đặt ở bàn chân và đầu gối cho phép người dùng điều khiến cử động khớp cổ tay và khuỷu tay. Cảm biến gập tay được gắn ở ngón chân người dùng để điều khiển cử động các ngón tay. Ví dụ như: khi bạn gập các đầu ngón chân hệ thống sẽ điều khiển gập các ngón tay rô bốt như hành động cầm, nắm của con người.

Các nhà nghiên cứu cho biết:  "Đôi khi chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề do số lượng giới hạn các chi của cơ thể. Chúng tôi thực hiện dự án MetaLimbs – thêm các chi nhân tạo vào cơ thể. Các chi nhân tạo này có thể được điều chỉnh theo từng trường hợp khác nhau". Một số trường hợp có thể điều chỉnh như thay bàn tay bằng mỏ hàn điện để hàn mạch điện tử trong khi tay thật đang giữ vi mạch.

Video về cánh tay nhân tạo

Một điều thú vị là các chi này cũng có phản hồi xúc giác -  các cảm biến xúc giác trên chi nhân tạo được kết nối đến máy phản hồi lực trên bàn chân. Ví dụ như, nếu bạn dùng tay chạm vào thứ gì đó, một đai sẽ thiết chặt bàn chân giúp bạn "cảm nhận" được hành động.

Nhóm thiết kế cho biết thêm cánh tay rô bốt được thiết kế để sử dụng khi bạn ngồi, nhưng chúng cũng có thể sử dụng được khi bạn đứng. Bạn có thể sử dụng tay thật của mình trong khi tay rô bốt đang cầm một đồ vật nào đó. Ví dụ như một bản vẽ để bạn vẽ tranh, hay cầm điện thoại cho bạn trò chuyện trong khi đang làm một việc khác cần hai tay thật.

Đoạn thú vị nhất trong video demo ở trên, bắt đầu từ 1 phút 45 giây, khi mà nhiều người được mời thử nghiệm hệ thống kỳ lạ này. Mỗi người đều trông có vẻ hơi sợ sệt, lạ lẫm và cả chút ngạc nhiên với cánh tay phụ mới của họ.

Hiện nay, các chi nhân tạo đang được nghiên cứu với nhiều ứng dụng trong thực tế. Các nhà nghiên cứu ở Đại học MIT đã phát triển công nghệ phẫu thuật có thể tạo ra các chi giả trông tự nhiên hơn, cùng với một hệ thống có thể đeo được giúp cho người dùng điều khiển các chi này một cách dễ dàng.

Viện nghiên cứu Wyss thuộc Đại học Harvard ở Boston, Mỹ đã tạo ra một bộ đồ ngoại vi rô bốt nhẹ giúp cho con người có thể chạy dễ dàng hơn, ứng dụng y học trong phục hồi chức năng. Các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện ra công nghệ thực tế ảo có thể đánh lừa não bộ của một người bị cụt chân, khiến não bộ nghĩ là nó vẫn đang kiểm soát được chân đã bị mất.

Minh Hiếu

Chủ đề khác