VnReview
Hà Nội

Các nhà khoa học sẽ trả lời người ngoài hành tinh như thế nào?

Chúng ta sẽ làm gì nếu những người ngoài hành tinh gửi cho chúng ta một thông điệp? Một nhà thiên văn học nói rằng ông sẽ trả lời họ với bằng toàn bộ những gì chúng ta có trên Internet.

Kepler-186f là hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời đầu tiên mà các nhà khoa học phát hiện ra vùng có thể sống được của nó có kích thước tương đương với Trái Đất (ảnh: International Business Times)

Theo International Business Times, cho dù những sinh vật ngoài hành tinh có đến thăm chúng ta trên một chiếc phi thuyền khổng lồ hay phát một tín hiệu nào đó mà một trong những chiếc kính thiên văn của chúng ta bắt được, cuộc hội thoại giữa hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới và những người khác sẽ có thể tập trung vào việc liệu có nguy hiểm nếu chúng ta khai chiến với một chủng tộc ngoài hành tinh hay mọi việc sẽ tiến triển theo chiều hướng như: "Chúng ta có nên mời những người ngoài hành tinh một bữa tối hay gì chăng?".

Đó là theo ý tưởng của Seth Shostak, một nhà thiên văn học cấp cao của tổ chức phi lợi nhuận "Search for Extraterrestrial Intelligence", hay còn được biết đến nhiều hơn với tên viết tắt là SETI. Những nếu phải chăng điều ấy có xảy đến với ông, "Tôi chỉ cần gửi cho họ Internet thôi", ông nói, bởi vì Internet sẽ cung cấp cho họ rất nhiều thông tin về chúng ta và cả hành tinh của chúng ta nữa. Shostak đã cho một ví dụ về một người ngoài hành tinh tìm hiểu về những video trực tuyến về loài chó và nghiên cứu cả về mối quan hệ giữa loài người với chúng.

Nếu những người ngoài hành tinh gửi cho chúng ta một tín hiệu thay vì một chuyến thăm trực tiếp, chúng ta sẽ có thời gian để suy nghĩ, theo như Shostak. Với cách mà các ngôi sao phân bố trong vũ trụ của chúng ta, phần nhiều các trường hợp người ngoài hành tinh có khả năng liên lạc với chúng ta, thì chắc họ cũng sống cách xa Trái Đất phải đến hàng trăm năm ánh sáng, có nghĩa là tín hiệu từ họ đã mất đến hàng trăm năm mới đến được chỗ chúng ta và tín hiệu trả lời của chúng ta cũng phải mất từng ấy thời gian nữa để tới chỗ họ.

Shostak đã nói rằng: "Chẳng cần phải vội vã chạy tới chỗ micro và bắt đầu phát sóng ngay lập tức", và thực sự thì chúng ta đã liên tục phát tín hiệu truyền hình và radio vào không gian từ lâu rồi.

Cho đù khoảng cách giữa các ngôi sao là rất xa xôi, nhưng người mong muốn tìm ra những cuộc sống bí ẩn ngoài Trái Đất đã được tiếp thêm động lực vào đầu tuần này với một thông tin về những tín hiệu bí ẩn bắt nguồn từ một ngôi sao có tên là Ross 128, đây cũng chỉ là trường hợp mới nhất trong muôn vàn các trường hợp có khả năng là liên lạc của người ngoài hành tinh đã xuất hiện hàng năm nay. Ngôi sao này chỉ cách chúng ta 11 năm ánh sáng, điều này sẽ làm giảm đáng kể thời gian truyền ngược tín hiệu. The Planetary Habitability Laboratory (tạm dịch: Phòng thí nghiệm Khả năng Sinh sống của Hành tinh - PHL), một tổ chức tìm kiếm những hành tinh có thể sinh sống được nằm ngoài Hệ Mặt Trời, nói rằng một kính thiên văn vô tuyến ở Đài thiên văn Arecibo, Puerto Rico đã bắt được một tín hiệu bí ẩn vào tháng Năm, bao gồm một loạt các xung tuần hoàn.

Đài Quan sát Arecibo, nơi đã nhận được tín hiệu từ Ross 128

Mặc dù Ross 128 không có bất kỳ một hành tinh nào quay quanh nó theo như chúng ta biết, chiếc kính thiên văn đã quay đến ngôi sao này trong khi đang khảo sát một đám sao lùn đỏ, nhiều trong số đó có các hành tinh. Các ngôi sao trong phân loại này thì nhỏ hơn, lạnh hơn và ít sáng hơn Mặt Trời và, bởi vì chúng chiếm tới khoảng 70% số lượng các sao trong vũ trụ, nên chúng được coi là những "ứng cử viên" cho những hành tinh có thể sinh sống.

Nhưng bạn cũng chưa nên quá hào hứng; công việc tiếp theo đó là dò tìm nguồn gốc của những tín hiệu này, để xem xem liệu chúng ta có một "đầu mối" thật sự hay đơn thuần chỉ là một ngõ cụt khác.

PHL đã xem xét về vấn đề này, bao gồm cả việc nhờ sự trợ giúp từ SETI.

Abel Méndez, một nhà sinh vật học vũ trụ tại trường Đại học Puerto Rico, Arecibo và giám đốc của PHL, đã nói rằng đội ngũ của họ vẫn đang phân tích dữ liệu và đợi chờ những phân tích tương tự từ các nhà khoa học ở SETI đang làm việc với kính thiên văn Allen Array gần San Francisco và kính thiên văn Green Bank ở West Virginia. Họ có thể sẽ sớm có câu trả lời, cho câu hỏi rằng những tín hiệu bí ẩn từ Ross 128 có phải là các thông điệp của người ngoài hành tinh hay không.;

Hằng ngày, SETI quét bầu trời dò các tín hiệu radio có thể được phát ra từ một bộ phát, một cách khả thi mà người ngoài hành tinh có thể sử dụng để liên lạc đến Trái Đất. Cứ khi có những thứ gì đó như tín hiệu từ Ross 128 thì cả nhóm bắt đầu công việc vất vả của mình.

Nếu kính thiên văn bắt được một thứ gì đó, một trong những bước đầu tiên đó là hướng ăng-ten ra khỏi nguồn dẫn và sau đó lại hướng trở lại, để kiểm tra xem tín hiệu có biến mất và sau đó có quay trở lại hay không. Nếu tín hiệu vẫn còn đó bất kể ăng-ten có quay đi đâu, thì nó có thể được tạo ra bởi một số loại nhiễu sóng mặt đất, ví dụ như một vệ tinh chẳng hạn. Nếu tín hiệu bị giới hạn bởi một phần nào đó trên bầu trời, các nhà khoa học sẽ thử xác định xem nó có nguồn gốc từ tự nhiên hay không, ví dụ như từ hoạt động của một ngôi sao. Thường thường các tín hiệu từ các ngôi sao và các sự kiện khác sẽ phát ra tín hiệu radio băng tần rộng. Một tín hiệu băng tần hẹp hơn, giống như loại "bạn chỉ có thể dò thấy nó từ một điểm – đó không phải từ tự nhiên", Shostak nói, "đó là dấu hiệu của một máy phát". Các nhà khoa học cũng sẽ so sánh những tìm kiếm của họ với những tìm kiếm khác từ các kính thiên văn ở những khu vực khác.

Tín hiệu từ Ross 128, một ngôi sao lùn đỏ, không phải là sóng băng tần hẹp, vì vậy Shostak cho biết, nó không thể xuất phát từ một nền văn minh ngoài hành tinh được.

Văn Hoàn

Chủ đề khác