VnReview
Hà Nội

Con người sẽ đối mặt với việc bị máy móc đánh bại như thế nào?

"Con người sẽ đối mặt với việc bị máy móc đánh bại như thế nào?" là tiêu đề một bài viết gần đây của nhà báo chuyên về mảng trí thông minh nhân tạo James Vincent trên trang tin công nghệ The Verge.;

Thắng lợi của AlphaGo không phải là thất bại của loài người

Trí tuệ nhân tạo AlphaGo của Google đánh bại kì thủ cờ vây số một thế giới

Lấy cảm hứng từ bộ phim tài liệu về nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Se-dol thi đấu với người máy AlphaGo do Google sản xuất, bài viết của James nêu ra một số bài học cho tất cả chúng ta cùng suy ngẫm. Theo các nguồn tin, bộ phim tài liệu AlphaGo được trình chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Tribeca ở New York hồi tháng tư năm nay.

Bộ phim ghi nhận lại quá trình đội DeepMind của Google chuẩn bị cho trận đấu với Lee Se-dol, giải đấu cờ vây đặc biệt kéo dài một tuần ở Seoul vào đầu năm 2016. Câu chuyện của đạo diễn Greg Kohs đã tiết lộ nhiều điều thú vị về công việc xây dựng tương lai trí tuệ nhân tạo của các bộ óc con người ở Google.

Với các quy tắc đơn giản nhưng tạo ra số lượng kết quả gần như không giới hạn, cờ vây được xem là loại cờ chiến thuật phức tạp nhất thế giới, hơn cả cờ vua. Với tính chất này, lâu nay môn cờ cổ xưa của Trung Quốc chén thánh xứng đáng để các AI theo đuổi.

Chúng ta học được gì từ thất bại? Đó là câu hỏi trung tâm của bộ phim tài liệu AlphaGo nói về chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI) do DeepMind thiết kế để chơi cờ vây. Bộ phim theo chân AlphaGo và những người sáng lập khi chương trình lần lượt đánh bại các nhà vô địch châu Âu Fan Hui rồi đến kỳ thủ huyền thoại Lee Se-dol (đạt 18 danh hiệu vô địch thế giới).

Nhà vô địch cờ vây châu Âu Fan Hui (trái) và vô địch thế giới Lee Se-dol (phải)

Chúng ta học được gì từ thất bại là câu hỏi mà hai kiện tướng cờ vây buộc phải trả lời khi bị lối chơi đặc biệt của AlphaGo áp đảo. Khi AI mô phỏng được nhiều hơn nữa những phẩm chất mà chúng ta từng nghĩ là chỉ có ở con người, chúng sẽ trở thành một thách thức quan trọng khiến chúng ta phải nhanh chóng tự hỏi bản thân mình những câu tương tự như: Chuyện gì sẽ xảy ra khi một chiếc máy vi tính nhận công việc của chúng ta? Tới khi nào thì chúng ta sẽ thích đồng hành với máy móc hơn con người? Khi nào chúng sẽ sáng tạo được những nghệ thuật chúng ta yêu thích? Liệu chúng có cảm thấy bị chiếm đoạt?

Sau lần đầu tiên thất bại trước AlphaGo ngay tại trụ sở London của DeepMind, Fan đã đi bộ đến một giờ để ổn định tinh thần. Sau khi quay lại, Fan lại thua và bị chê cười trong sự bực bội, mất niềm tin. Sau đó, anh gia nhập DeepMind và tham gia đào tạo AI đã đánh bại anh.

Sáng lập viên, CEO DeepMind Demis Hassabis (trái) và nghiên cứu trưởng của AlphaGo David Silver (phải) trong phim

Trong bộ phim, Fan là người kể chuyện chính, xuất hiện trong hầu hết phần mở đầu, phần âm mưu và quan điểm thi vị về tình hình đang diễn ra. Trong trận đấu được phát sóng trên truyền hình giữa AlphaGo và Lee tại Hàn Quốc, Fan xuất hiện với tư cách là trọng tài. Nhưng rõ ràng Fan không trung lập vì anh đang đứng về phía AlphaGo.

Đến lượt mình đối mặt với trận đấu quan trọng, Lee tiếp cận thế cuộc với sự khiêm tốn giả tạo có thể hiểu được. Trong các buổi phỏng vấn, Lee im lặng và e thẹn nhưng vẫn tự tin mình sẽ thắng cả năm trận. Các chuyên gia của bộ phim đều đồng ý là cờ vây phức tạp hơn nhiều so với cờ vua, với nhiều cấu hình khả thi hơn cả số lượng nguyên tử trong vũ trụ có thể quan sát được. Vì không thể chiến thắng một cách nhẫn tâm bằng cách vạch sẵn mọi nước đi có thể hình dung trước nên máy tính phải biểu diễn một số xảo thuật như con người khi chơi cờ. Tuy nhiên, cuối cùng Lee đã thua liên tiếp ba ván đầu tiên.

Tới lúc này, khi Lee dần dần nhận thức được điều mà anh đang đối mặt, bộ phim là những đoạn quay chậm "tai nạn xe do sự hiểu biết" về chính Lee.

Trong trận đầu tiên, một cách bản năng Lee ngước lên nhìn người đàn ông có nhiệm vụ di chuyển nước đi cho máy tính-lập trình viên trưởng của Alpha Go Aja Huang, rồi anh chợt nhớ ra người đàn ông đó không phải là đối thủ của anh. Sau thất bại đầu tiên, Lee phát điên trên bàn cờ: tấn công một cách lộn xộn, mất tới 12 phút để nghiền ngẫm một nước đi sau khi lui quân.

Trong khi đó AlphaGo xem trọng mọi quyết định như nhau, chỉ ngưng lại một phút rưỡi trước khi phản ứng. Sự đều đặn của nó là một cực hình. Sự ngưng lại của AlphaGo nhất quán và không làm cho Lee nguôi giận. Nó không đáp ứng với cuộc chiến của Lee mà nó chơi game như thể anh không có mặt ở đó.

Bộ phim đã giải quyết mối quan hệ phát triển giữa Lee và AlphaGo một cách rất tuyệt vời, chuyển từ những góc quay cận cảnh khuôn mặt Lee thường sợ hãi và sốc trong hầu hết tình huống sang những bình luận khác người và dễ chịu hơn của anh sau các trận đấu. Nếu bạn không nhớ các trận đấu đã diễn ra như thế nào thì tôi sẽ không phá hỏng sự tò mò của bạn mà chỉ có thể nói rằng con người đã ra đòn thành công trước máy móc ít nhất một lần nhờ cái gọi là "nước đi thần thánh" của Lee. (Nước đi thần thánh là thuật ngữ cờ vây chỉ một trận đấu bất ngờ và hoàn toàn mới mẻ.)

Phần thứ ba của phim kéo dài một chút. Những cảnh hậu trường về đội DeepMind đã truyền tải được cảm xúc trong những trận đấu như vậy đến khán giả.

Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều hài lòng khi có nhiều cảnh quay khán giả nhìn vào màn hình vi tính và cung bậc kể chuyện có chút gì đó chuẩn mực một cách máy móc. Tương tự, phần âm nhạc khá hiệu quả nhưng hơi xa lạ trong cách thúc giục người xem bằng những đoạn nhạc tình cảm lộ liễu như một show truyền hình thực tế thay vì dùng những giai điệu phù hợp với một cuộc thi trí tuệ cổ điển: "Bây giờ, bạn hãy tỏ ra căng thẳng; bây giờ, bạn hãy thư giãn".

Dù có những tiểu tiết vụng về nêu trên, đây vẫn là một bộ phim vượt trội vì hai lý do: Đầu tiên là cảm xúc của mọi người trên màn hình, từ các lập trình viên đến những người chơi cờ vây đều "thật" và đúng với bối cảnh. Không ai để ý đến máy quay mà chỉ quan tâm tới trận đấu vì chính họ. Thứ hai là mội phông nền rộng hơn của câu chuyện sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

AI sẽ không trở nên nguy hiểm và cướp lấy mật mã hạt nhân trong một sớm một chiều, tuy nhiên các giải thuật mà loại trí thông minh máy móc này sản xuất ra cũng đã có ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội, tiêu biểu như: gia tăng tốc độ tự động hóa và đe dọa các công việc, thực hiện các news feed chúng ta đang đọc và góp phần xây dựng sự nghiện ngập Internet của con người.

Khi đối đầu với phần mềm AI, Lee đang hạ mình thấp hơn người máy nhưng chính điều đó khiến anh nỗ lực tiến bộ hơn. "Nước đi thần thánh" và những cảnh cuối phim xem nỗ lực đó là một khuôn mẫu và tính cách anh hùng mà nhân loại sẽ luôn cố gắng noi theo trong những lần chạm trán với AI trong tương lai. Bạn chiến đấu, không bỏ cuộc và sẽ học được một điều gì đó.

Trong bối cảnh trận chiến giữa Lee và AI của DeepMind, cách hành xử của Lee được việc nhưng trong những thử thách lớn hơn với AI thì điều đó có chút giới hạn. Tất cả chúng ta đã may mắn có một cuộc đối đầu với máy móc theo một cách sắc sảo và dễ hiểu như người đàn ông trong phim tài liệu AlphaGo. Tình huống các áp lực tự động hóa mà chúng ta phải đối mặt trở nên lạnh lùng và không thể hiểu nổi sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn. Chúng sẽ đến dưới dạng các bản xếp hạng ngôi sao mà chúng ta không thể phản đối và các giải thuật mà chúng ta không thể hiểu trọn vẹn. Giải quyết các vấn đề của AI sẽ là một viễn cảnh xa hơn các trận chiến cá nhân.

Bộ phim AlphaGo đáng xem vì nó đặt ra những vấn đề này, nhưng đừng ngạc nhiên nếu nó không đưa ra câu trả lời. Cần có những loại AI siêu thông minh để xem điều kế tiếp sẽ xảy ra là gì.

Hiện phim mới chỉ phát hành ở hai nước là Mỹ và Anh

Trailer chính thức của phim tài liệu AlphaGo

Steve Trần

Chủ đề khác