VnReview
Hà Nội

Bảng chữ cái và các ngôn ngữ viết cổ xưa nhất thế giới đã được hình thành từ khi nào?

Một trong những điều kiện để một xã hội được xem là một nền văn minh là chữ viết. Bảng chữ cái và các ngôn ngữ viết cổ xưa nhất thế giới đã được tổ tiên chúng ta sáng tạo ra từ khi nào?

Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của các chuyên gia Ancient Origins, một trang tin về khảo cổ học và lịch sử loài người.

'BỘ SƯU TẬP' 26 CHỮ CÁI CỦA NASA

BÍ QUYẾT TỰ ĐỘNG ĐIỀN CÁC KÝ TỰ TỪ A – Z TRÊN EXCEL

Các nền văn minh lớn của thế giới đã phát minh ra các hệ thống chữ viết khác nhau mà một trong số đó là bảng chữ cái (alphabet). Đặc điểm của loại chữ viết này là một tập hợp chuẩn các ký tự mà mỗi ký tự trong đó đại diện cho một âm quan trọng cơ bản của ngôn ngữ nói (một phoneme). Có thể kể ra một số hệ thống viết khác cũng dùng bảng chữ cái: Latin, Ả rập và Cyrillic.

Chữ viết trước khi có bảng chữ cái

Cũng như cách mà các bảng chữ cái đóng một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, ai đó có thể kỳ vọng rằng, hệ thống bảng chữ cái này đã tồn tại từ buổi bình minh của văn minh nhân loại. Tuy vậy, đó không phải là ý kiến đúng.

Một ví dụ chứng minh điều này, tại Mesopotamia-nền văn minh cổ xưa nhất thế giới, một hệ thống viết gồm các chữ hình nêm (cuneiform) đã được người Sumer sáng tạo ra vào khoản cuối thiên niên kỷ 4 trước công nguyên (lịch sử bảng chữ cái được theo dõi đến thiên niên kỷ 2 TCN).

Bảng chữ hình nêm trên cửa một ngôi đền (Ảnh: SA 4.0)

Dù người ta đã chỉ ra rằng người Ai Cập cổ không phải là tác giả của bảng chữ cái, nguồn gốc của bảng chữ cái vẫn được tính từ Ai Cập cổ đại, nó. Vào lúc đó, họ đang sử dụng hieroglyph, một hệ thống chữ khắc bao gồm cả logograms (ký tự đại diện cho toàn bộ một từ) và phoneme (các âm riêng lẻ của từ đó).

Một bảng chữ hieroglyph của người Ai Cập có niên đại 1321 trước công nguyên (Ảnh: SA 3.0)

Người ta cho rằng, hệ thống bảng chữ cái sớm nhất là hệ thống dựa trên chữ hieroglyph của người Ai Cập. Hệ thống này được gọi là Proto-Sinaitic, theo phỏng đoán đã được phát minh bởi các công nhân Canaanite sống trên bán đảo Sinai vào thế kỷ 19 TCN, hoặc bởi các công nhân Semi sống ở miền Trung Ai Cập nghĩ ra vào thế kỷ 15 TCN.

Các chữ viết tiền thân của bảng chữ cái hiện đại

Dù chữ khắc Proto-Sinaitic chưa được các học giả hiểu rõ hoàn toàn, vẫn có một hệ thống bảng chữ cái sớm nổi tiếng hơn là hệ thống chữ Ugaritic. Khoảng 5000 bảng đất sét viết bằng chữ Ugaritic đã được phát hiện ở Ugarit (hiện nay là Syria) cho đến nay, và người ta nghĩ rằng hệ thống chữ viết này được phát minh ra trong khoảng từ thế kỷ 14-12 trước CN. Dựa trên các bảng đất sét, các học giả kết luận, chữ Ugaritic gồm 27 phụ âm và 3 nguyên âm được viết từ trái sang phải tương tự như tiếng Anh.

Tuy nhiên, giai đoạn kế tiếp trong sự phát triển của bảng chữ cái hiện đại như ngày nay lại có liên quan đến chữ Proto-Sinaitic nhiều hơn là Ugaritic. Các học giả cho rằng, hệ thống bảng chữ cái Phoenician được dựa trên chữ Proto-Sinaitic. Đã có những so sánh các ký tự của hai chữ cổ này để tìm ra mối liên hệ của chúng, tuy nhiên, cho đến hôm nay, những điều này vẫn chỉ là phỏng đoán bởi vì chữ Proto-Sinaitic vẫn chưa được giải mã đầy đủ.

Từ chữ Phoenician đến chữ Hy Lạp

Sự phát triển của bảng chữ cái đã trở nên rõ ràng hơn một chút kể từ giai đoạn bảng chữ cái Phoenician tới nay. Khoa học đã biết rằng, chữ Phoenician đã được người Hy Lạp tiếp nhận vào khoảng thế kỷ 8 TCN hoặc sớm hơn, rồi sau đó họ cải tiến nó cho phù hợp với ngôn ngữ của họ. Kết quả là bảng chữ phoïnikeia grammata (nghĩa là các chữ viết Phoenician). Điều này cho thấy người Hy Lạp cổ đã ý thức rằng hệ thống bảng chữ cái của họ có nguồn gốc từ chữ Phoenician. Việc tiếp thu bảng chữ cái Phoenician của người Hy Lạp là một ví dụ về sự xuyên kết nối của thế giới Địa Trung Hải trong thế kỷ 8 TCN.

Sự phát triển chữ viết qua các bảng chữ cái Proto sinaitic, phoenician và latin (Ảnh: SA 4.0)

Chữ Latin phổ biến trong cuộc chinh phục La Mã

Chúng ta lại chứng kiến sự xuyên kết nối một lần nữa vào thế kỷ 5 TCN. Trong thế kỷ này, bảng chữ cái được sử dụng bởi một bộ lạc sống ở bán đảo Italy được gọi là Latin. Bộ lạc Latin đã tiếp xúc với các thuộc địa Hy Lạp ở Ý cũng như Etruscans (nền văn minh phát triển ở miền Trung và miền Bắc bán đảo Italy từ thế kỷ 8 - thế kỷ 5 TCN, hình thành nên quốc gia hùng mạnh nhất ở Ý thời tiền La Mã) mà cả hai đều dùng bảng chữ cái. Một trong những kết quả của những sự gặp gỡ này là việc tiếp nhận (adoption) và cải biên (adaption) bảng chữ cái của người Latin. Bộ lạc Latin đã trở thành đế chế La Mã hùng mạnh mà chúng ta biết tới hôm nay, chinh phục hầu hết châu Âu và phổ biến bảng chữ cái ra toàn bộ đế chế này. Bảng chữ cái Latin cổ rất gần với bảng chữ cái tiếng Anh hiện đại, ngoại trừ việc không có các chữ cái J, V và W. Bảng chữ cái tiếng Anh ra đời từ thế kỷ 7 được xây dựng dựa trên bảng chữ cái Latin cổ và mãi tới thế kỷ 16 mới có thêm 3 chữ cái J, V và W.

Bảng chữ cái Latin cổ (Ảnh: Celimage)

Linh Trần

Chủ đề khác