VnReview
Hà Nội

Ngày càng ô nhiễm, Trái đất sẽ tăng 4 độ C vào năm 2100

Theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí khoa học Nature, nhiệt độ trung bình trên toàn cầu sẽ tăng ít nhất 4 độ C vào năm 2100, và tăng 8 độ C vào năm 2200 nếu lượng khí thải carbon dioxit không giảm xuống.

Các tác giả của nghiên cứu cho rằng nghiên cứu này giải quyết một trong những bí ẩn lớn nhất liên quan đến sự nhạy cảm của khí hậu, đó là vai trò của sự hình thành các đám mây đối với hiện tượng ấm lên của toàn cầu.

"Theo nghiên cứu của chúng tôi, các mô hình khí hậu cho chúng ta thấy khi lượng khí carbon dioxit từ thời kỳ tiền công nghiệp gia tăng gấp đôi, nhiệt độ sẽ có sự phản ứng tăng lên nhẹ. Phản ứng này không tạo ra các quá trình chính xác dẫn tới sự hình thành các đám mây", tác giả dẫn đầu nghiên cứu đến từ trường Đại học Trung tâm nghiên cứu hệ thống khí hậu Steven Sherwood ở New South Wales, Mỹ, nói.

"Các mô hình khí hậu cho thấy độ nhạy của khí hậu cao hơn nhiều. Trước đây, ước tính độ nhạy của nhiệt độ toàn cầu đối với hiện tượng tăng gấp đôi lượng khí carbon dioxide giao động từ 1,5°C đến 5°C. Nghiên cứu mới này cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 3°C đến 5°C khi lượng khí carbon dioxide tăng gấp đôi".

Để có được ước tính biến đổi nhiệt độ này, các nhà khoa học đã quan sát vai trò bốc hơi của nước trong quá trình hình thành các đám mây. Khi hơi nước bốc hơi lên khí quyển, khí nóng chuyển động từ dưới lên có thể bốc lên đến 15 km để hình thành các đám mây, dẫn đến các cơn mưa nặng hạt, hoặc chỉ vài km trước khi chúng trở lại bề mặt, không bao giờ hình thành các đám mây gây mưa. Các khí nóng này làm giảm tổng lượng mây bao phủ vì chúng thu hút nhiều hơi nước khỏi các vùng cao hơn, nơi các đám mây hình thành.

Bên cạnh đó, các mô hình khí hậu cũng cho thấy phản ứng hạn chế của nhiệt độ toàn cầu đối với carbon dioxide không tác động đến các quá trình ở mức thấp hơn, thay vào đó chúng kích thích gần như tất cả khí nóng chuyển động lên độ cao 15 km nơi chúng tiếp tục hình thành các đám mây. Sự gia tăng khí nóng trong các đám mây nghĩa là gia tăng phản chiếu ánh sáng mặt trời, khiến khí hậu trở nên đỡ nhạy cảm hơn với carbon dioxide trong khí quyển.

Tuy nhiên, kịch bản trên không nhìn thấy được trong các quan sát thế giới thực, và một khi các mô hình được điều chỉnh để phù hợp với những gì được thấy, chúng tạo ra các chu trình khiến hơi nước bốc lên tầm cao hơn, dẫn đến ít mây hơn và khí hậu nóng hơn.

"Sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu sẽ có tác động sâu sắc đến thế giới và nền kinh tế của nhiều nước nếu chúng ta không khẩn cấp bắt đầu các hành động giảm khí thải carbon dioxide", Sherwood nói.

Hoàng Lan

Theo NaturalWorldNews

Chủ đề khác