VnReview
Hà Nội

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Bạn vẫn tin rằng mặt trăng có "vùng tối"? Các bác sĩ có thể chữa được bệnh bại liệt? Sét không đánh 2 lần vào cùng một vị trí? Trên tất cả các lĩnh vực khoa học, có rất nhiều suy nghĩ phổ biến đã bị chứng minh là hoàn toàn sai lầm.

1. Có thể diệt được virus gây bệnh

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Không. Bạn có thể khiến virus ngừng hoạt động, phá hủy virus, nhưng bạn không thể "giết" được một con virus. Lý do: virus không phải là một sinh vật sống. Một trong những tiêu chuẩn để ghi nhận một loài là "một sinh vật sống" là khả năng tái tạo nòi giống, và virus không hề có khả năng này. Virus chỉ có thể sống sót bằng cách tấn công các tế bào.

2. Người ta đã tìm ra cách "chữa" bệnh bại liệt

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Không. Không có cách nào để chữa được bệnh bại liệt cả. Người ta mới chỉ tìm ra vaccine (vắc-xin) phòng trừ bệnh bại liệt thôi. Ngay cả trong thời đại này, nếu bạn không tiêm vắc-xin và mắc bệnh bại liệt, không ai có thể giúp gì cho bạn cả.

3. Vùng tối của mặt trăng

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

"Vùng tối của mặt trăng" là tên của cả một album kinh điển của ban nhạc Pink Floyd lẫn phần 3 của loạt phim bom tấn Transformers. Nhưng thực tế là mặt trăng không có vùng tối. Con người có thể nhìn thấy một nửa của mặt trăng, nhưng trên bề mặt nửa còn lại (nửa chúng ta không bao giờ nhìn thấy) cũng có ánh sáng từ mặt trời không khác gì nửa hướng về phía trái đất. Tên gọi chính xác của nửa này là "nửa xa của mặt trăng".

4. Tiểu hành tinh, thiên thạch và mảnh thiên thạch

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

3 cụm từ này rất dễ bị nhầm với nhau. Tiểu hành tinh là một "hòn đá khổng lồ" trong không gian. Thiên thạch là một hòn đá khổng lồ bay vào bầu khí quyển của chúng ta. Mảnh thiên thạch là những mẩu đá còn sót lại khi va chạm với mặt đất.

5. Sét không đánh 2 lần vào cùng một chỗ

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Sai lầm hoàn toàn. Sét không "lựa chọn" vị trí. Có những tòa nhà chọc trời liên tục bị sét đánh. Một người lính kiểm lâm có tên Roy Sullivan thậm chí còn bị sét đánh tới... 7 lần (không lần nào bị tử vong) trong cuộc đời mình.

6. Khoảng cách từ mỗi bán cầu đến Mặt trời gây ra nhiệt độ nóng/lạnh trong các mùa

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Suy nghĩ này có vẻ rất hợp lý. Khi nào Bắc Bán Cầu đến gần mặt trời hơn thì Bắc Bán Cầu ấm hơn; trong nửa còn lại của năm, Bắc Bán Cầu ở xa Mặt trời hơn, do đó nhiệt độ lạnh hơn.

Song, sự thật là Trái đất cách xa Mặt trời tới 149.600.000 km, do đó việc Bán cầu nào ở gần Mặt trời hơn sẽ không khiến cho nhiệt độ thay đổi nhiều tới vậy. Góc độ ánh sáng mặt trời chiếu vào các vị trí trên Trái đất mới là yếu tố tạo ra 4 mùa: góc thẳng đứng sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất.

7. Người cổ đại đã từng chung sống với khủng long

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Không. Tổ tiên của chúng ta sống cách loài khủng long 65 triệu năm. Nếu như loài khủng long không tuyệt chủng, các động vật có vú nhỏ sẽ không bao giờ có thể tiến hóa thành loài người.

8. Máy gia tốc hạt lớn Hadron có thể tạo ra hố đen

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Năm 2008, khi máy gia tốc hạt lớn Hadron đi vào hoạt động, người ta cho rằng chỉ cần một sai lầm cũng có thể khiến tạo ra một hố đen nhân tạo ở châu Âu và hủy diệt loài người. Thực tế là máy gia tốc hạt lớn Hadron có thể tái tạo một số hiện tượng rất khủng khiếp của vũ trụ, nhưng qui mô của chiếc máy này chỉ dừng ở vài phân tử mà thôi. Hãy cứ yên tâm rằng quá trình đi tìm "Hạt của Chúa" sẽ không thể tạo ra hố đen nuốt chửng châu Âu.

9. Trái đất là một hành tinh "nóng"

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Nhiệt độ ở tâm mặt trời là 15 triệu độ C. Nhiệt độ tối đa mà máy gia tốc phân tử có thể tạo ra là 4 nghìn tỷ độ C. Bù lại, nhiệt độ 0 tuyệt đối (nhiệt độ lạnh nhất có thể tạo ra trong điều kiện lý tưởng) là -273,15 độ C (0 độ Kelvin). Như vậy, nhiệt độ sinh sống của con người chỉ cách mức đáy khoảng 300 độ C, nhưng lại kém mức đỉnh tới hàng nghìn tỷ độ C. Khó có thể nói trái đất là một hành tinh "ấm".

Dĩ nhiên, điều này cũng không có nghĩa rằng con người được quyền bỏ qua quá trình ấm lên toàn cầu đang gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng tỷ sinh mạng trên khắp các châu lục. Sự thật này chỉ đơn giản có nghĩa là hành tinh của chúng ta khó có thể được xếp loại "nóng" trên bảng xếp hạng của vũ trụ mà thôi.

10. Lý thuyết khoa học chỉ có tính xác thực ngang bằng với linh cảm của con người

10 hiểu biết sai lầm về khoa học

Khi bạn bắt đầu nghiên cứu một hiện tượng, quan điểm trên có thể coi là chính xác. Nhưng, đôi khi, từ "lý thuyết" có thể được dùng để chỉ một sự thật mà bạn không được chứng kiến, mặc dù tất cả các bằng chứng đều cho rằng lý thuyết này là xác thực.

Ví dụ? Thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang Theory, nói về nguồn gốc của vũ trụ) được mọi người coi là sự thật, nhưng chẳng ai sống từ… 13,8 tỷ năm trước để xác nhận điều này cả.

Lê Hoàng

Theo Time

Chủ đề khác