VnReview
Hà Nội

Phiên tòa Apple và Samsung dễ đổ vỡ vì lạm dụng... smartphone

Vấn đề lớn nhất của Thẩm phán Lucy Koh trong vụ kiện Apple vs Samsung không còn là quyết định xem ai mới là kẻ "ăn cắp". Thay vào đó, bà Koh đang rất tức giận vì hành vi sử dụng smartphone rất thiếu văn minh của cả hai bên.

Vấn đề lớn nhất của Thẩm phán Lucy Koh trong vụ kiện Apple vs Samsung không còn là quyết định xem ai "ăn cắp" ý tưởng của ai nữa.

Thay vào đó, thẩm phán Koh phải tìm cách thuyết phục các đại diện của 2 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới chịu rời bỏ điện thoại của mình.;Trong những ngày đầu tiên xét xử vụ kiện tiếp theo trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa Apple và Samsung, thẩm phán Lucy Koh đã trở nên cực kì khó chịu vì số lượng thiết bị cá nhân quá nhiều trong phòng xử, khiến mạng Wi-Fi được sử dụng để ghi lại các thủ tục tố tụng của phiên tòa theo thời gian thực đã bị gián đoạn và thậm chí là ngừng hoạt động.

Không chỉ có vậy, âm thanh rung và nhạc chuông từ những chiếc điện thoại và thậm chí là cả hành động dùng smartphone để chụp ảnh còn khiến cho thẩm phán Koh "phát điên". Trong 5 ngày xử án đầu tiên, bà đã phải ra lệnh "Tắt điện thoại đi!" rất nhiều lần.

Thẩm phán Koh cũng phải đưa ra cảnh báo tịch thu điện thoại của những người vi phạm, đe dọa đuổi hầu hết những người này sang phòng chờ, và thậm chí đã bắt một vài người phải đứng dậy để "phê bình" tận mặt. Khung cảnh hỗn loạn này hoàn toàn trái ngược với không gian lịch sự và tôn kính của tòa án liên bang.

Vấn đề lớn nhất của Thẩm phán Lucy Koh trong vụ kiện Apple vs Samsung không còn là quyết định xem ai "ăn cắp" ý tưởng của ai nữa.

Vào ngày thứ ba, người phụ trách phòng xử án Martha Parker-Brown đã phải đưa ra cảnh báo: "Tất cả mọi người hãy tắt điện thoại để hệ thống thời gian thực không bị trục trặc nữa". Cũng vào buổi sáng ngày hôm đó, trước khi thẩm phán và bồi thẩm đoàn còn chưa kịp vào phòng xử án, một luật sư của Apple bỗng dưng kêu to "Này, này này!" khi một giáo sư bộ môn marketing của trường Wharton có tên David Reibstein sử dụng smartphone của mình để chụp ảnh. Vị giáo sư này sau đó đã bị cảnh sát dẫn giải ra ngoài và bị buộc phải xóa các bức ảnh đã chụp. Sau khi được cho phép trở lại phòng xử án, Reibstein cho biết "Tôi chưa từng bao giờ đi dự tòa án liên bang. Tôi không biết các điều luật tại đây".

Hiển nhiên, khi 2 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới đối đầu nhau tại tòa án liên bang, ai cũng có thể đoán trước rằng smartphone sẽ là thủ phạm gây ra những tranh cãi nảy lửa. Có điều là không ai đoán trước được rằng smartphone lại có thể "gây rối" theo cách này.

Vấn đề lớn nhất của Thẩm phán Lucy Koh trong vụ kiện Apple vs Samsung không còn là quyết định xem ai "ăn cắp" ý tưởng của ai nữa.

Sau khi vụ kiện dai dẳng đầu tiên giữa Apple và Samsung kết thúc với cáo buộc rằng Samsung vi phạm bằng sáng chế của Apple và phải bồi thường 900 triệu USD, vụ kiện tiếp theo đã được bắt đầu vào tuần trước. Trong vụ kiện mới, Samsung đối mặt với nguy cơ phải bồi thường cho Apple 2 tỷ USD nếu bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế, còn Apple sẽ chỉ phải bồi thường 6 triệu USD nếu thua kiện.

Vụ kiện đình đám này đã thu hút được rất nhiều người tới phòng xử án. Cả lãnh đạo lẫn các nhân viên kì cựu của cả 2 bên đều có mặt đông đảo trong phòng xử, mang theo những chiếc iPhone và Galaxy nổi tiếng của 2 ông lớn công nghệ.

"Đây là một kiểu nghiện kết nối. Tất cả bọn họ đều sợ phải ngồi một mình và không có sự trợ giúp 'nhân tạo' nào cả.", giáo sư tôn giáo học Robert A.F. Thurman của Đại học Columbia khẳng định với Business Insider. "Tình trạng này cần được chữa trị bằng một kiểu trị liệu nào đó".

Sau khi lựa chọn bồi thẩm đoàn, thẩm phán Koh đã phải yêu cầu mọi người trong phiên tòa phải tắt điện thoại không chỉ là một lần. Ấy vậy mà thỉnh thoảng tiếng chuông điện thoại vẫn vang lên trong phòng xử án.

Vấn đề lớn nhất của Thẩm phán Lucy Koh trong vụ kiện Apple vs Samsung không còn là quyết định xem ai "ăn cắp" ý tưởng của ai nữa.

"Hãy tắt điện thoại đi. Chúng ta không muốn thẩm phán phải tức giận đâu", người phụ trách phòng xử án Martha Parker-Brown cảnh báo vào ngày hôm sau. Thẩm phán Koh và các luật sư sử dụng các bản ghi dữ liệu thời gian thực từ thư kí tòa án nhằm tra cứu lại lời khai và các phán quyết trước đó. Song, số lượng quá nhiều các loại laptop, tablet và smartphone trong căn phòng đã khiến hệ thống này không thể hoạt động như mong muốn.

Đến ngày thứ năm, rõ ràng là thẩm phán Koh đã cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều: "Đáng tiếc là mạng sao lưu dữ liệu lại ngừng hoạt động một lần nữa vào sáng nay. Làm ơn, nếu vào phòng xử án, hãy tắt điện thoại đi. Nếu anh cần bật điện thoại, hãy sang phòng chờ".

Điều này đã không được thực hiện. Ngay sau đó, thẩm phán Koh đã phát hiện ra một người dùng smartphone trong tòa. Bà cảnh cáo sẽ gọi nhân viên an ninh, và sau đó đặt ra câu hỏi thể hiện rõ sự khó chịu của mình: "Tôi không hiểu là các anh đang làm cái gì?". Thực tế, cũng giống như thẩm phán Koh, không ai hiểu tại sao các vị luật sư lại cần sử dụng Wi-Fi trong phiên tòa này.

Nếu liên hệ sự nghiêm túc của các phiên xử ở tòa án cấp liên bang Mỹ với các phiên tòa ở Việt Nam chắc chúng ta đều nhận rất thấy nhiều điểm khác biệt?

Lê Hoàng

Theo Business Insider

Chủ đề khác