VnReview
Hà Nội

Samsung bán các công ty con chuyên về quốc phòng và hóa chất

Trong khuôn khổ chương trình cải tổ để tái tập trung vào các mảng điện tử, tài chính và xây dựng, Samsung sẽ bán các công ty con chuyên về hóa chất, vũ khí và thiết bị quốc phòng với giá khoảng 2 tỷ USD.

Trong khuôn khổ chương trình cải tổ để tái tập trung vào các mảng điện tử, tài chính và xây dựng, Samsung sẽ bán các công ty con chuyên về hóa chất, vũ khí và thiết bị quốc phòng với giá khoảng 2 tỷ USD.

Sau khi chứng kiến lợi nhuận sụt giảm do mảng di động gặp khó, Samsung sẽ sớm cải tổ lại cơ cấu nhằm giảm sức nặng quản lý và tối ưu các mảng kinh doanh cốt lõi: điện tử, tài chính và xây dựng.

Theo các nhà lãnh đạo chuyên cung ứng linh kiện cho các công ty con sản xuất thiết bị quốc phòng và hóa chất của Samsung, các nhà lãnh đạo tối cao của tập đoàn số 1 Hàn Quốc hiện đang tìm cách bán đi các công ty con này. Lý do là bởi các mảng hóa chất và quốc phòng không thực sự phù hợp với các mảng kinh doanh chính của Samsung và hiện cũng đang gặp khó khăn.

Một giám đốc cao cấp giấu tên của Samsung khẳng định với Cnet: "Chúng tôi phải vứt bỏ các mảng kinh doanh không cần thiết và tập trung vào các mảng tăng trưởng quan trọng nhất, ví dụ như điện tử chẳng hạn".

Trong khuôn khổ chương trình cải tổ để tái tập trung vào các mảng điện tử, tài chính và xây dựng, Samsung sẽ bán các công ty con chuyên về hóa chất, vũ khí và thiết bị quốc phòng với giá khoảng 2 tỷ USD.

Các công ty con bao gồm Samsung Techwin, Samsung General Chemicals, Samsung Total và Samsung Thales sẽ được bán cho tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) với giá 1,9 nghìn tỷ won (tức khoảng 1,7 tỷ USD). Các tiến trình liên quan sẽ bắt đầu vào tháng Một sắp tới và hoàn tất trong nửa đầu của năm, dựa theo tuyên bố chính thức của Samsung.

Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ đợt khủng khoảng tiền tệ 1997 buộc Samsung phải bán đi một mảng kinh doanh trị giá hàng tỷ USD của mình. Vào năm 1997, Samsung đã bán toàn bộ mảng sản xuất ô tô cho Renault (Pháp).

Cụ thể hơn, Samsung Electronics, Samsung C&T, Samsung Securities và các công ty con vẫn thuộc quyền sở hữu của Samsung sẽ bán đi 32,4% cổ phần tại Samsung Techwin – một công ty chuyên về thiết bị do thám, hàng không, điện quang, tự động hóa và công nghệ vũ khí với giá 840 tỷ won (khoảng 758 triệu USD) cho Hanwha. Samsung C&T, Samsung SDI, Samsung Electro-Mechanics cũng sẽ bán 57,6% cổ phần tại Samsung General Chemicals (hóa chất) cho các công ty con Hanwha Chemical và Hanwha Energy với giá 1,6 nghìn tỷ won (khoảng 1,44 tỷ USD).

Trong khuôn khổ chương trình cải tổ để tái tập trung vào các mảng điện tử, tài chính và xây dựng, Samsung sẽ bán các công ty con chuyên về hóa chất, vũ khí và thiết bị quốc phòng với giá khoảng 2 tỷ USD.

Samsung 0910112, sản phẩm của Samsung Techwin

Tuy vậy, Samsung C&T (hiện đang nắm 38,4% cổ phần tại Samsung General Chemical) sẽ giữ lại 18,5% cổ phần của mình tại công ty này và cũng sẽ hợp tác với Hanwha trên lĩnh vực hóa chất.

Danh sách các công ty con được Samsung bán đi lần này cũng bao gồm Samsung Techwin (camera do thám, thiết bị sản xuất chip và vũ khí tự bắn); Samsung Thales (liên doanh với Thales International của Pháp, sản xuất radar quân sự và thiết bị điều khiển tàu chiến); Samsung General Chemicals (sản xuất PTA, một loại hóa chất để sản xuất polyester) và Samsung Total (liên doanh với Total Group của Pháp, sản xuất ethylene).

Trước đó, Samsung cũng đã sáp nhập bộ phận sản xuất linh kiện điện tử Samsung SDI với bộ phận sản xuất vật liệu công; nghiệp của Cheil Industries. Bộ phận sản xuất thiết bị sản xuất chip bán dẫn của Techwin cũng đã tách ra hoạt động độc lập. Samsung cũng đã lên kế hoạch sáp nhập 2 công ty Samsung Heavy Industries (đóng thuyền) và Samsung Engineering (xây dựng nhà máy). Kế hoạch này đổ bể do sự phản đối của các cổ đông, song sẽ sớm được đem ra bàn thảo trở lại.

Trong khuôn khổ chương trình cải tổ để tái tập trung vào các mảng điện tử, tài chính và xây dựng, Samsung sẽ bán các công ty con chuyên về hóa chất, vũ khí và thiết bị quốc phòng với giá khoảng 2 tỷ USD.

Các nhà phân tích tại Hàn Quốc cho rằng Samsung cũng sẽ thay đổi mô hình các công ty con sở hữu chéo nhau như hiện nay thành mô hình một công ty mẹ nắm quyền sở hữu tất cả các công ty con khác, với mục tiêu cân bằng bộ máy công ty con của mình. Hiện tại, mặc dù tất cả các công ty con trong tập đoàn đều có tên gọi bắt đầu bằng "Samsung", Samsung không hề có một công ty mẹ nào nắm giữ cổ phần kiểm soát tại các công ty con khác. Toàn bộ tập đoàn Samsung được văn phòng chiến lược "Future Strategy Office" của chủ tịch Lee điều khiển – mặc dù không phải là một thực thể pháp lý, văn phòng này điều phối toàn bộ tập đoàn thông qua các đại diện của chủ tịch Samsung.

Lê Hoàng

Theo Cnet

Chủ đề khác