VnReview
Hà Nội

Sinh nhật tuổi 16 ngọt ngào của BlackBerry

Vào ngày 19/1/1999, chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên chạy... pin tiểu ra mắt. Ở tuổi 16, BlackBerry đã xa rời thời đại hoàng kim với trị giá 80 tỷ USD nhưng đã may mắn thoát khỏi tình cảnh "sống dở chết dở" để trở lại mạnh mẽ với chiếc Passport.

Vào ngày 19/1/1999, chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên chạy... pin tiểu ra mắt. Ở tuổi 16, BlackBerry đã xa rời thời đại hoàng kim với trị giá 80 tỷ USD nhưng đã thoát khỏi tình cảnh "sống dở chết dở" để trở lại mạnh mẽ với chiếc Passport.

BlackBerry RIM850, sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu BlackBerry

Như một sự trùng hợp khó hiểu, ngay trước dịp sinh nhật 16 tuổi, một tin đồn Samsung mua lại BlackBerry bỗng dưng xuất hiện. Sau khi công ty Hàn Quốc lên tiếng phủ nhận tin đồn này, trị giá thị trường của BlackBerry sụt giảm... 16%.

Nhưng điều đó không có thể khiến tuổi 16 của BlackBerry kém phần "ngọt ngào" theo đúng như những gì công ty Canada vừa tuyên bố trên Twitter, đặc biệt là sau khi thoát khỏi cái chết cận kề trong suốt 2 năm vừa qua.

Khi thế kỷ 20 chuẩn bị khép lại, Research in Motion (lúc này đã ở tuổi 15) ra mắt chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên với vi xử lý 32-bit do Intel sản xuất với bộ nhớ lên tới... 2MB. "Đây là một thiết bị tiện cầm theo, có thể hoạt động 24 giờ/ngày và chạy một viên pin tiểu duy nhất". Lúc đó, các nhà lãnh đạo của RIM chọn tên gọi "Dâu đen" cho smartphone của mình là bởi các phím của điện thoại nhìn rất giống quả dâu đen trong đời thực.

Vào ngày 19/1/1999, chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên chạy... pin tiểu ra mắt. Ở tuổi 16, BlackBerry đã xa rời thời đại hoàng kim với trị giá 80 tỷ USD nhưng đã thoát khỏi tình cảnh "sống dở chết dở" để trở lại mạnh mẽ với chiếc Passport.

"Thời đại BlackBerry" được cho là bắt đầu vào năm 2002 với chiếc 5810

Sau đó, công ty đến từ Canada bắt đầu hành trình vươn lên trở thành một người khổng lồ thực sự của thế giới công nghệ. Các đột phá công nghệ, cùng dịch vụ mail chất lượng cao và chất lượng gõ phím tuyệt hảo biến BlackBerry trở thành lựa chọn phổ biến nhất cho những người dùng chuyên nghiệp - những người cần thực hiện công việc trên điện thoại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tại thời điểm đỉnh cao, RIM có trị giá thị trường lên tới 80 tỷ USD.

Ấy vậy mà đến năm 2012, RIM đã để mất tới 90% trị giá của thời kỳ hoàng kim. Sang tới năm 2013 và 2014, BlackBerry cận kề bên vực thẳm sau khi ra mắc một loạt sai lầm chiến lược trầm trọng như tập trung vào chiếc Z10 (chỉ sử dụng màn hình cảm ứng) hoặc phát hành chiếc Q10 (có bàn phím vật lý) quá muộn. Các tin đồn sáp nhập và đặc biệt là thương vụ bán lại cho Fairfax đổ bể.

Vào ngày 19/1/1999, chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên chạy... pin tiểu ra mắt. Ở tuổi 16, BlackBerry đã xa rời thời đại hoàng kim với trị giá 80 tỷ USD nhưng đã thoát khỏi tình cảnh "sống dở chết dở" để trở lại mạnh mẽ với chiếc Passport.

Là chiếc BlackBerry đầu tiên cho người dùng phổ thông, Pearl lẽ ra đã đưa RIM "lên đỉnh" NẾU như iPhone không ra đời

Thất bại của BlackBerry chỉ gói gọn trong một từ duy nhất: "iPhone". Sự kiện iPhone ra mắt quá mạnh mẽ, quá đột ngột khiến cho thị trường smartphone không chỉ bùng nổ mà còn trở nên vô cùng khắc nghiệt. Trong khi RIM đã từng cùng Nokia làm chủ thị trường smartphone, những chiếc điện thoại thông minh bỗng tiến hóa vượt bậc để trở thành các sản phẩm người tiêu dùng dành cho tất cả mọi người, thay vì bị giới hạn cho các kỹ thuật viên, các luật sư hoặc các chuyên viên ngân hàng của thời đại cũ.

Bắt đầu từ thời điểm này, RIM bắt đầu quá trình tụt dốc không phanh. Chiếc BlackBerry Bold 9000 ra mắt để đối đầu với iPhone 3G vẫn chỉ với bàn phím vật lý xưa cũ. "Câu trả lời của BlackBerry dành cho iPhone", chiếc BlackBerry Storm 9530 sử dụng màn hình cảm ứng sau đó ra đời mà... không có Wi-Fi. Đáng thất vọng hơn cả, dòng tablet PlayBook ra đời mà không hề có ứng dụng lịch hẹn hay ứng dụng email. Với tất cả những sai lầm này, không có gì khó hiểu khi thị phần Apple và Android vẫn cứ bùng nổ, còn BlackBerry thì ngày càng chìm khuất.

Vào ngày 19/1/1999, chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên chạy... pin tiểu ra mắt. Ở tuổi 16, BlackBerry đã xa rời thời đại hoàng kim với trị giá 80 tỷ USD nhưng đã thoát khỏi tình cảnh "sống dở chết dở" để trở lại mạnh mẽ với chiếc Passport.

Sau khi iPhone ra mắt, BlackBerry vẫn cứ khăng khăng rằng người dùng CẦN bàn phím vật lý và vẫn không chịu đưa ra các tính năng cơ bản như camera, mail HTML, trình duyệt... Chiếc Bold 9900 không thể vực dậy công ty.

Thậm chí, điện thoại BlackBerry vào thời điểm 2013 còn trở thành một... trò đùa. Các trang báo lớn thậm chí còn đăng bài thống kê danh sách các ngôi sao vẫn còn sử dụng điện thoại BlackBerry với ý mỉa mai. Hình ảnh các nguyên thủ quốc gia hoặc các doanh nhân nổi tiếng vẫn còn ở lại với smartphone bàn phím vật lý trở thành nội dung cho các mẩu tin tức xuất hiện lưa thưa, gợi nhắc người dùng rằng BlackBerry vẫn còn tồn tại.

Sau khi sa thải CEO Thorsten Heins, BlackBerry (vốn đã từ bỏ tên gọi Research in Motion từ năm 2013) đưa John Chen, một nhà lãnh đạo rất được kính trọng tại Thung lũng Silicon lên nắm quyền lãnh đạo. Bắt đầu từ đây, Dâu đen chuyển mình mạnh mẽ: dù vẫn tiếp tục thua lỗ trong vòng 7 quý tài chính vừa qua, cổ phiếu của hãng đã tăng tới 75% từ thời điểm cuối 2013. Ngay cả tin đồn Samsung mua lại BlackBerry cũng đã giúp ích không hề nhỏ cho John Chen và đồng sự: cổ phiếu BlackBerry tăng giá tới 30% sau khi tin đồn xuất hiện và sau đó "chỉ" giảm 16%. Dù phủ nhận tin đồn mua lại BlackBerry, Samsung vẫn khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với BlackBerry trong tương lai.

Vào ngày 19/1/1999, chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên chạy... pin tiểu ra mắt. Ở tuổi 16, BlackBerry đã xa rời thời đại hoàng kim với trị giá 80 tỷ USD nhưng đã thoát khỏi tình cảnh "sống dở chết dở" để trở lại mạnh mẽ với chiếc Passport.

Thời đại đen tối đi kèm với Z10 và Q10...

Vào ngày 19/1/1999, chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên chạy... pin tiểu ra mắt. Ở tuổi 16, BlackBerry đã xa rời thời đại hoàng kim với trị giá 80 tỷ USD nhưng đã thoát khỏi tình cảnh "sống dở chết dở" để trở lại mạnh mẽ với chiếc Passport.

... giờ đã nhường chỗ cho niềm hy vọng dưới quyền John Chen

Trước đó, BlackBerry đã từng xây dựng các giải pháp bảo mật cho smartphone Samsung. Thành công đáng nể của giải pháp bảo mật BES cũng như dịch vụ chat BBM cho thấy thương hiệu phần cứng smartphone này hiện đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường hồi phục.

Về mặt phần cứng, chiếc Passport mới ra mắt gần đây của BlackBerry gần như từ bỏ hẳn thị trường phổ thông và chuyển sang phục vụ cho một nhóm nhỏ các fan "cuồng" bàn phím vật lý cũng như khả năng thực hiện công việc vượt trội của smartphone Dâu đen truyền thống.

"Tôi tin rằng con đường hồi sinh của BlackBerry đã hoàn thành được 99%", CEO John Chen tự hào tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn thực hiện vào cuối năm 2014.

Vào ngày 19/1/1999, chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên chạy... pin tiểu ra mắt. Ở tuổi 16, BlackBerry đã xa rời thời đại hoàng kim với trị giá 80 tỷ USD nhưng đã thoát khỏi tình cảnh "sống dở chết dở" để trở lại mạnh mẽ với chiếc Passport.

Chiếc BlackBerry "kinh điển" dành cho người dùng của thập niên mới: BlackBerry Classic

Ở tuổi 16, BlackBerry (có vẻ) đã không còn phải đối mặt với cái chết cận kề. Con đường phía trước vẫn còn rất dài – ít nhất, BlackBerry vẫn sẽ phải thoát khỏi cảnh thua lỗ, song mức trị giá trên 5 tỷ USD cho thấy John Chen vẫn đang thực hiện rất tốt trọng trách của mình tại BlackBerry.

Trong thế giới công nghệ, hồi phục từ khó khăn chưa bao giờ là dễ dàng: những câu chuyện của Kodak, Nokia trong quá khứ hay Nintendo và Sony cho hiện tại là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy ngay cả những gã khổng lồ hùng mạnh nhất cũng không đủ khả năng để đứng dậy sau khi ngã. Liệu BlackBerry có còn tồn tại tới tuổi 17, 18 và hơn thế nữa? Hãy đợi John Chen và các fan của bàn phím vật lý đưa ra câu trả lời.

Lê Hoàng

Theo CNBC & Engadget

Chủ đề khác