VnReview
Hà Nội

Cyanogen tuyên bố đánh bật Google khỏi... Android

Trong một hội nghị tổ chức tại San Francisco, CEO của Cyanogen, ông Kirt McMaster đã đề cập tới các biện pháp chống lại hành vi kiểm soát của Google dành cho Android.

Trong một hội nghị tổ chức tại San Francisco, CEO của Cyanogen, ông Kirt McMaster đã đề cập tới các biện pháp chống lại hành vi kiểm soát của Google dành cho Android.

Mở đầu bài phát biểu, McMaster khẳng định: "Cyanogen đang tìm cách lấy [quyền kiểm soát] Android từ tay Google". Đằng sau tuyên bố khá "sốc" này là tầm nhìn của riêng Cyanogen dành cho Android: công ty đứng đằng sau bản ROM nổi tiếng nhất của hệ điều hành này đang tìm cách phát triển một phiên bản Android hoàn toàn mở để giúp các nhà phát triển phần mềm có thể tích hợp dịch vụ của mình vào bất cứ các thành phần nào trên Android. Điều này có nghĩa rằng với CyanogenMod tương lai, các nhà phát triển có thể tự tạo ra một bản ROM mang trong mình các ứng dụng/dịch vụ cạnh tranh với cả Google Maps, Gmail lẫn Google Now.

Mục tiêu của Cyanogen lần này là giúp "các công ty khởi nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hoặc các lĩnh vực khác không bị buộc phải tìm cách phát triển một ứng dụng nhỏ bé, ở quy mô mà chắc chắn sẽ bị Google hay Apple mua lại".

Nhờ có trải nghiệm thực sự mở trên Android, "các công ty này sẽ phát triển mạnh mẽ trên một bản Android không-thuộc-về-Google".

Nói dễ, làm khó

Trong một hội nghị tổ chức tại San Francisco, CEO của Cyanogen, ông Kirt McMaster đã đề cập tới các biện pháp chống lại hành vi kiểm soát của Google dành cho Android.

Cyanogen sẽ gặp rất nhiều khó khăn để biến tầm nhìn của mình thành sự thật. Dù Android có mã nguồn mở, Google vẫn là tên tuổi duy nhất có ảnh hưởng đến tương lai của hệ điều hành này: tất cả các bản Android, bao gồm cả Android của Trung Quốc và Android của Amazon, đều phải sử dụng mã gốc của Google. Gần như chắc chắn, Cyanogen sẽ không đủ tiềm lực để tạo ra một bản Android độc lập với tầm nhìn của Google. Hơn nữa, người dùng Android đã quá quen với các dịch vụ dữ liệu của gã khổng lồ phần mềm – dù thực tế thì có thể việc tách Gmail, Google Maps hay Google Now ra khỏi Android sẽ làm giảm sức ép của hệ điều hành này.

Vấn đề cuối cùng mà Cyanogen sẽ phải tính đến là vấn đề bằng sáng chế. Android được miễn phí và "mở" tới tất cả người dùng, song các bằng sáng chế sử dụng trên Android thì vô cùng đắt đỏ. Dù sao, Cyanogen cũng là một tên tuổi được cộng đồng người dùng Android yêu quý và cũng có thể nhận được sự hậu thuẫn từ một số nhà sản xuất (ví dụ như OnePlus), do đó có lẽ các fan của Android cũng nên đặt một chút hy vọng vào lời nói của Cyanogen để xem liệu Android của tương lai có thể thực sự "mở" hay không.

Lê Hoàng

Theo PhoneArena

Chủ đề khác