VnReview
Hà Nội

Cuộc chiến 50 năm giữa LG và Samsung (phần 2): Đi lên từ bán dẫn

2 vị chủ tịch huyền thoại của Samsung và LG đã từng là thông gia, nhưng mối quan hệ hữu hảo đó nhanh chóng trở thành dĩ vãng khi Samsung bước chân vào "sân nhà" của LG. Trải qua 50 năm, thế áp đảo của Samsung đối với LG đã được xác lập và tất cả chỉ đến từ một quyết định đúng đắn duy nhất của Samsung.

Đối đầu và cạnh tranh "bẩn"

2 vị chủ tịch huyền thoại của Samsung và LG đã từng là thông gia, nhưng mối quan hệ hữu hảo đó nhanh chóng trở thành dĩ vãng khi Samsung bước chân vào "sân nhà" của LG. Trải qua 50 năm, thế áp đảo của Samsung đối với LG đã được xác lập, và tất cả chỉ đến từ một quyết định đúng đắn duy nhất của Samsung.

Chủ tịch thứ 2 của LG, Koo Cha-kyung

Nhà sáng lập Koo In-hwoi của LG qua đời vào ngày 31/12/1969, chỉ ít lâu sau khi cuộc chiến giữa 2 tập đoàn số 1 của Hàn Quốc bất đầu. Con trai trưởng của ông, Koo Cha-kyung lên kế vị cha và trở thành chủ tịch thứ hai của LG.

Khác hẳn LG với một nền văn hóa Nho Giáo truyền thống, và khác hẳn với văn hóa "bóp cò trước, nghĩ sau" (đưa ra lựa chọn và sau đó tìm cách để lựa chọn này đem lại hiệu quả tối đa) của Huyndai, Samsung có văn hóa "cân nhắc tất cả các lựa chọn rồi mới đi đến quyết định". Minh chứng rõ ràng nhất cho văn hóa này của Samsung là lựa chọn kế nhiệm của nhà sáng lập: ông In-hwoi lựa chọn con trai thứ ba (Lee Kun-Hee) thay vì đưa con trai trưởng lên làm chủ tịch như "nhà LG". Sau này, đây được coi là một trong những quyết định sáng suốt nhất của nhà sáng lập Samsung.

Trong thời kỳ đầu cạnh tranh, LG vẫn là tên tuổi số 1 trong mảng điện tử và hóa chất. Song, Samsung cũng đã kịp vươn lên một cách thần kỳ: chỉ đến năm 1976, Samsung đã vượt mặt nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ 2 Hàn Quốc là Taihan để trở thành đối thủ trực tiếp của LG. Đến thập niên 80, nhu cầu các thiết bị gia dụng tăng đột biến, và cuộc đấu thực sự đầu tiên của 2 ông lớn Hàn Quốc là trên lĩnh vực thiết bị điện tử người tiêu dùng như TV và máy tính.

2 vị chủ tịch huyền thoại của Samsung và LG đã từng là thông gia, nhưng mối quan hệ hữu hảo đó nhanh chóng trở thành dĩ vãng khi Samsung bước chân vào "sân nhà" của LG. Trải qua 50 năm, thế áp đảo của Samsung đối với LG đã được xác lập, và tất cả chỉ đến từ một quyết định đúng đắn duy nhất của Samsung.

Lee Kun-hee là vị chủ tịch đã mang đến tốc độ tăng trưởng thần kỳ cho Samsung

Sức cạnh tranh khủng khiếp đến từ Samsung cũng như các chaebol khác buộc LG phải tìm cách thay đổi hình ảnh. Một lần nữa, LG là người đi đầu với triết lý "chất lượng trên số lượng". Đi trước tất cả các vị chủ tịch chaebol khác, ông Koo Cha-kyung là người đầu tiên thuyết giảng triết lý này tới đông đảo thị trường người tiêu dùng. Song, Samsung cũng không chịu thua kém: Lee Kun-Hee cũng nhanh chóng "học hỏi" và mang thông điệp này tới người tiêu dùng. Tuy vậy, Samsung biết cách để làm cho người khác chú ý tới mình hơn: trong một buổi nói chuyện với truyền thông, chủ tịch Lee gọi các thiếu sót trên sản phẩm là "các khối u". Đến năm 1995, vị chủ tịch thứ 2 của Samsung thậm chí còn ra lệnh tiêu hủy 150.000 mẫu điện thoại di động "lỗi" để thể hiện quan điểm mạnh mẽ của mình.

Dĩ nhiên, nếu như hai ông lớn Hàn Quốc vẫn cứ đặt tôn chỉ "chất lượng hơn số lượng" lên hàng đầu, sẽ chẳng có ai cất tiếng phàn nàn. Nhưng cuộc đấu giữa Samsung và LG không thể trong sạch như vậy. 20 năm trước khi sự cố "phá hoại máy giặt" xảy ra, vào năm 1993, 2 nhân viên Samsung bị bắt giữ khi cố tình xâm nhập trái phép nhà máy sản xuất tủ lạnh của LG. Samsung buộc phải lên tiếng xin lỗi về vụ việc này, trong khi chủ tịch Lee Kun-hee gọi hành động xâm nhập nói trên là "một mối nguy về đạo đức". Tuy vậy, Samsung cũng không bỏ lỡ cơ hội này để lớn tiếng cáo buộc LG đã cho gián điệp đến các nhà máy chip bán dẫn của mình.

Nhưng, tại đất nước Hàn Quốc, nơi cả Samsung và LG đều mang tầm ảnh hưởng khổng lồ, sẽ là không có gì lạ lùng nếu như bạn làm việc cho Samsung và người bạn thân nhất của bạn làm việc cho LG. Những bí mật giữa hai công ty có thể sẽ bị hé lộ trong một chầu bia hay một tách cà phê.

Chip bán dẫn: Sự dũng cảm của Samsung và vận xui của LG

Lê Hoàng  Theo Cnet  http://www.cnet.com/news/the-chaebols-samsung-and-lgs-50-year-star-wars/  http://www.cnet.com/news/the-chaebols-the-rise-of-south-koreas-mighty-conglomerates/

Một trong các mẫu chip nhớ đầu tiên của Samsung

Quyết định dũng cảm (và đúng đắn) nhất của chủ tịch Lee Byung-chull là vào năm 1983, khi ông tuyên bố Samsung sẽ tham gia sản xuất chip bán dẫn ngay tại Tokyo – sân nhà của các tập đoàn công nghệ hàng đầu lúc đó. Cho đến tận bây giờ, vẫn ít người hiểu được tại sao chủ tịch Lee lại đưa ra quyết định này: ngành sản xuất chip bán dẫn đòi hỏi các khoản đầu tư lên tới hàng tỷ đô la. Sự cạnh tranh khốc liệt của ngành sản xuất chip chỉ có thể dẫn đế một kết quả duy nhất: kẻ thắng thì được tất cả, kẻ thua thì bại nghiệp.

Vào đầu thập niên 80, các ông lớn Nhật Bản như NEC, Toshiba và Hitachi là những tên tuổi số 1 thế giới về chip nhớ. Ngay cả các tập đoàn lớn của Mỹ như Motorola, Texas Instruments hay National Semiconductor cũng phải chịu cúi đầu trước Nhật Bản. Khi Samsung mạnh miệng tuyên bố sẽ tham gia sản xuất chip, cả người Nhật lẫn người Mỹ đều phải bật cười.

Nhưng ngay trong năm 1983, Samsung đã sản xuất thành công chip nhớ DRAM 64KB. Vị thế của Samsung được khẳng định ngay trong năm sau: vào tháng 10/1984, Samsung sản xuất thành công chip nhớ 256KB, một thành tựu mà rất ít các công ty trên thế giới đạt được vào thời điểm đó. Theo đúng định luật Moore, đến năm 1988, Samsung sản xuất thành công RAM 4MB, chỉ thua kém các đối thủ Nhật Bản đúng 6 tháng.

2 vị chủ tịch huyền thoại của Samsung và LG đã từng là thông gia, nhưng mối quan hệ hữu hảo đó nhanh chóng trở thành dĩ vãng khi Samsung bước chân vào "sân nhà" của LG. Trải qua 50 năm, thế áp đảo của Samsung đối với LG đã được xác lập, và tất cả chỉ đến từ một quyết định đúng đắn duy nhất của Samsung.

Chip RAM của Samsung vẫn là một lựa chọn phổ biến trên cả di động lẫn PC

Sự dũng cảm của Samsung tiếp tục được thể hiện trong cuộc Khủng hoảng Kinh tế Châu Á vào nửa sau thập niên 90: trong bối cảnh 16/30 chaebol của Hàn Quốc sụp đổ, Samsung tiếp tục đầu tư rất mạnh tay vào mảng chip bán dẫn của mình. Trong khi các công ty Nhật Bản tiếp tục mắc phải những lựa chọn sai lầm về công nghệ sản xuất, Samsung càng ngày càng vượt mặt những thế lực đã từng một thời cười chê mình. Đến năm 1993, Samsung trở thành nhà sản xuất chip nhớ số 1 thế giới, và cho đến nay vẫn chưa một lần để mất vị thế của mình.

"Có lẽ đó là quyết định quan trọng nhất mà chủ tịch Lee và Samsung đã từng đưa ra", ông Lee Sin-doo, giáo sư bộ môn Kỹ thuật Điện tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết. Khó khăn của Samsung lúc đó không chỉ bao gồm sự cạnh tranh khốc liệt của Nhật và Mỹ mà còn đến từ cả sự thiếu hụt về nguồn vốn cũng như sự thiếu hụt kinh nghiệm trong một ngành sản xuất có thể coi là "công nghệ cao nhất trong tất cả các loại công nghệ cao". Ấy vậy mà nhờ có những khoản đầu tư lớn được đưa ra vào đúng thời điểm, mảng chip bán dẫn của Samsung đã sớm trở thành "con ngỗng vàng" đem lại nguồn vốn để tập đoàn số 1 Hàn Quốc có thể tiếp tục đầu tư vào TV và di động.

2 vị chủ tịch huyền thoại của Samsung và LG đã từng là thông gia, nhưng mối quan hệ hữu hảo đó nhanh chóng trở thành dĩ vãng khi Samsung bước chân vào "sân nhà" của LG. Trải qua 50 năm, thế áp đảo của Samsung đối với LG đã được xác lập, và tất cả chỉ đến từ một quyết định đúng đắn duy nhất của Samsung.

Samsung cũng là đối tác sản xuất phần lớn các chip A trên iPhone và iPad của Apple

Và tiền vốn không chỉ là những gì Samsung thu nhận được: "Khả năng sản xuất vi xử lý sẽ dẫn tới khả năng sản xuất bóng bán dẫn, cho phép Samsung thành công trên mảng màn hình phẳng", giáo sư Lee khẳng định. Không chỉ có vậy, vị thế khổng lồ trong mảng bán dẫn còn giúp Samsung giữ được tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn bộ mảng công nghệ thế giới. Ví dụ điển hình nhất là bước đi loại bỏ Qualcomm khỏi thế hệ Galaxy S mới nhất (S6). Trong bối cảnh doanh số smartphone Galaxy bị giảm sút mạnh mẽ, lựa chọn đưa chip Exynos tự sản xuất lên dòng Android đầu bảng đáng chú ý nhất là minh chứng cho thấy Samsung hoàn toàn có đủ thực lực để trở thành nhà cung ứng cho các tên tuổi smartphone khác. Thực tế, cho đến giờ Samsung vẫn là một trong các nhà cung ứng vi xử lý chính cho Apple; chip RAM cùng các loại chip khác của Samsung có mặt trên rất nhiều smartphone và tablet hiện tại.

Với LG, mọi chuyện không suôn sẻ như vậy. LG và Hyundai chỉ chậm chân hơn Samsung ít lâu trong cuộc đua bán dẫn. Nhưng trong cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á năm 1997, trong khuôn khổ chương trình tái cơ cấu do chính phủ Hàn Quốc áp đặt các tập đoàn phải tham gia, LG buộc phải bán lại mảng chip bán dẫn của mình cho Hyundai. Hyundai tồn tại qua cuộc khủng hoảng này, nhưng LG thì cũng mất đi một vũ khí quan trọng để đối đầu với Samsung trên thị trường điện tử người tiêu dùng.

2 vị chủ tịch huyền thoại của Samsung và LG đã từng là thông gia, nhưng mối quan hệ hữu hảo đó nhanh chóng trở thành dĩ vãng khi Samsung bước chân vào "sân nhà" của LG. Trải qua 50 năm, thế áp đảo của Samsung đối với LG đã được xác lập, và tất cả chỉ đến từ một quyết định đúng đắn duy nhất của Samsung.

Sau nhiều năm ra mắt cả 2 phiên bản Exynos và Snapdragon cho Galaxy S và Note, năm nay Samsung đã từ bỏ Qualcomm

Song, bất kể kết quả là gì, cuộc Khủng hoảng Châu Á vẫn là một phép nhiệm màu dành riêng cho Samsung và LG. Trải qua cuộc khủng hoảng này, cả Samsung lẫn LG đều phải tập trung hơn vào những mảng kinh doanh cốt lõi nhất của mình (Samsung cũng đã phải bán mảng sản xuất xe hơi cho Huyndai), và cả 2 đều nhận ra một bài học quan trọng: phải thực sự đặt trọng tâm vào chất lượng sản xuất, thay vì sự bùng nổ về sản lượng đã từng giúp cho châu Á đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ trước đó.

Gần 20 năm sau cuộc đại khủng hoảng nói trên, cả Samsung và LG đều đã trở thành những thế lực lớn, song vị trí áp đảo rõ ràng đang thuộc về Samsung. Trong phần cuối của loạt bài, hãy nhìn lại 2 cuộc chiến đã đưa Samsung và LG đến vị thế hiện thời: TV và di động.

Bài liên quan:

Cuộc chiến 50 năm giữa LG và Samsung (phần 1): 2 nhà thông gia

Lê Hoàng

Theo Cnet

Chủ đề khác