VnReview
Hà Nội

BlackBerry đã thành hãng phần mềm

Kinh doanh smartphone không còn là mối tập trung chính của BlackBerry nữa. Vì thế, hãy quên Passport đi. Quên Forget Classic, Leap, và Z30. Thậm chí, bỏ qua cả những thiết kế mạnh mẽ nổi tiếng Porsche - P'9983 và P'9982.

Theo báo Mỹ Fortune, BlackBerry giờ đây là một công ty phần mềm, không phải là công ty điện thoại. Và mảng kinh doanh mang lại nhiều tiền nhất cho quý tài khóa đầu tiên của năm 2016 là giấy phép, khách hàng doanh nghiệp, phần mềm quản lý liên nền tảng.

CEO John Chen của BlackBerry liên tục cố gắng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư vào sự phát triển của các mảng như ;đối tác, khách hàng mới và trên tất cả, là sự phục hồi của BlackBerry Enterprise Server, hay BES.

Ông Chen nói BlackBerry "có 2.600 khách hàng doanh nghiệp", nghĩa là các khách hàng mới của BES 12 trong quý này. Chen cho biết gần 40% trong số đó là các khách hàng mới, trong khi 60% còn lại đến từ những khách hàng chuyển từ chương trình EZ Pass sang BES 12.

Ngoài ra, BlackBerry còn có 137 triệu USD doanh thu đến từ mảng phần mềm và các thỏa thuận bản quyền; tưng 150% so với cùng quý năm ngoái.

Chen còn nhắc đến vụ sáp nhập WatchDox, một dịch vụ chia sẻ file doanh nghiệp, như một chiến thắng khác của BlackBerry. Hãng đã hoàn thành thương vụ này trong tháng Năm.

Giành được hợp đồng với Royal Bank của Scotland từ tay đối thủ Mobilelron là một chiến thắng khác, nhờ giải pháp quản lý di động đa nền tảng của BlackBerry.

Tất cả đều là về phần mềm. Và đó là tất cả chiến thắng của Chen.

Tuy nhiên, mất mát nằm ở mảng kinh doanh phần cứng của công ty. BlackBerry bán được 1,1 triệu thiết bị, với mức giá bán trung bình là 240 USD. Doanh thu phần cứng chiếm 40% trong tổng doanh thu hàng quý 658 triệu USD của công ty, dịch vụ chiếm 38%, còn phần  mềm và giấy phép công nghệ chiếm 21%.

Chen tổng kết lại mục tiêu sắp tới của công ty: "Thứ nhất, chúng tôi đã giảm chi tiêu vào phần cứng qua một số sự sắp xếp lại. Thứ hai, chúng tôi chuyển một số nguồn lực phần cứng sang phần mềm và nỗ lực Internet of Things".

Cuối cùng, Chen cũng nói rõ điều ông muốn là "chuyển khoảng 100 đến 200 triệu USD mỗi năm chi tiêu phần cứng vào phần mềm".

Theo các nhà bình luận, rất khó phát triển phần cứng nếu không đầu tư tiền. Hãng nghiên cứu IDC cho biết thị phần smartphone hiện tại của BlackBerry quá thấp, không thể tính thành con số. Ngoài ra, các thiết bị mà BlackBerry giới thiệu tại sự kiện MWC hồi tháng Ba đến giờ vẫn chưa ra đời. Đáng thất vọng nữa là không có thông tin gì về những thiết bị chạy Android thay cho hệ điều hành di động riêng của BlackBerry như đã đồn đoán.

Hoàng Lan

Theo Fortune

Chủ đề khác