VnReview
Hà Nội

Samsung Pay là gì? Thanh toán ra sao

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Khi ra mắt dịch vụ Samsung Pay tại Hàn Quốc, Samsung đã chính thức tham gia tranh đấu cùng Apple trên mảng thanh toán điện tử, một trong những mảng kinh doanh "hot" nhất hiện nay. Cũng giống như các đối thủ khác, mục tiêu của Samsung là thuyết phục người dùng chi trả bằng các thiết bị điện tử thay vì các loại thẻ tín dụng bằng nhựa đang rất phổ biến hiện nay.

Dù ra mắt muộn hơn đối thủ 1 năm nhưng Samsung lại rất tự tin vào khả năng thành công của mình. Lý do là bởi công nghệ của Samsung có thể hỗ trợ các loại máy thanh toán cũ tốt hơn Apple Pay và Android Pay.

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với các dịch vụ thanh toán bằng thiết bị di động tại các cửa hàng vật lý là sức hút chưa rõ ràng đối với phần đông người tiêu dùng không am tường về công nghệ. Song, với sự góp mặt của 3 tên tuổi hàng đầu trong ngành sản xuất smartphone, những ngày tháng bạn phải nhét một chiếc ví dày và đầy thẻ vào túi quần có lẽ sẽ sớm qua.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu các khái niệm căn bản về Samsung Pay.

Ngày ra mắt, thiết bị và khu vực hỗ trợ

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Samsung Pay hiện tại mới chỉ hỗ trợ các dòng smartphone cao cấp nhất của Samsung.

Khi ra mắt, Samsung Pay mới chỉ hỗ trợ Hàn Quốc, đất nước quê hương của Samsung trước khi mở rộng ra Anh, Tây Ban Nha và Trung Quốc trong tương lai gần. Kế hoạch này cho thấy về mảng thông tin di động, Samsung mang tham vọng lớn hơn Apple – công ty của Tim Cook hiện tại mới triển khai Apple Pay tại Anh và Trung Quốc.

Nói như vậy không có nghĩa rằng tất cả các thiết bị Samsung đều có thể sử dụng Samsung Pay. Hãng điện tử Hàn Quốc hiện mới cung cấp khả năng thông tin di động trên 4 chiếc điện thoại cao cấp nhất của mình, bao gồm Galaxy S6, S6 edge, S6 edge+ và Galaxy Note 5.

Quan trọng hơn hết, để có thể sử dụng Samsung Pay, bạn phải sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của một ngân hàng có ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty Hàn Quốc.

Sử dụng Samsung Pay như thế nào?

Trước khi có thể sử dụng Samsung Pay hàng ngày, bạn vẫn phải cài đặt thông tin thanh toán và thông tin định danh, bao gồm số thẻ tín dụng, các thông tin thẻ và thông tin xác nhận danh tính của bạn. Để nhập thông tin thẻ tín dụng, bạn có thể dùng chiếc Galaxy S6 hoặc Galaxy Note 5 của mình và chụp ảnh thẻ tín dụng. Các thông tin cần thiết trên thẻ sẽ được tự động nhận diện trên bức ảnh này.

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Khác với Google Wallet và các loại ứng dụng chi trả di động thời kỳ đầu, điểm đặc biệt về Samsung Pay (và Apple Pay) là bạn không cần phải mở khóa thiết bị và mở bất cứ một ứng dụng đặc biệt nào khi chi trả.

Tất cả những gì bạn cần làm khi thanh toán bằng Samsung Pay là trượt tay từ phía dưới màn hình (ngay cả khi máy đang trong trạng thái khóa), chọn thẻ tín dụng sẽ dùng để thanh toán, xác nhận danh tính bằng vân tay hoặc số PIN rồi chạm thiết bị vào máy thanh toán tại cửa hàng.

Các cửa hàng có cần lắp đặt các loại máy thanh toán đặc biệt hay không?

Không. Điểm đặc biệt của Samsung Pay là dịch vụ này hỗ trợ cả 2 loại máy thanh toán phổ biến hiện nay.

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Apple Pay đòi hỏi các cửa hàng phải lắp đặt các máy thanh toán mới.

Đầu tiên, cũng giống như Apple Pay, dịch vụ của Samsung có thể hoạt động tốt với các loại máy thanh toán dạng "tap-and-go" (chạm nhanh) sử dụng kết nối NFC. Tại Anh, công nghệ này đã được ra mắt rộng rãi sau khi các loại thẻ gắn chip ra đời.

Nhưng, lợi thế của Samsung Pay so với Apple Pay là dịch vụ của Samsung có thể hỗ trợ cả loại thẻ tín dụng dải từ vốn vẫn còn phổ biến tại Mỹ và các nước châu Á. Để có thể sử dụng loại thẻ này, Samsung đã phát triển ra một công nghệ đặc biệt có tên "Magnetic Secure Transmission" ("Truyền dữ liệu An toàn qua Từ tính", viết tắt là MST).

Thomas Ko, phó chủ tịch phụ trách Samsung Pay giải thích về các hoạt động của công nghệ rất đặc biệt này: "Thay vì quẹt thẻ để truyền dữ liệu, chúng tôi sử dụng các 'cuộn xoắn' truyền tín hiệu điện tử (bằng cách thay đổi cường độ dòng điện) bên trong điện thoại. Do đó, đứng từ góc nhìn của máy thanh toán, chiếc máy này sẽ nhận được lượng thông tin tương tự như khi quẹt thẻ".

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Với Samsung Pay, người dùng chỉ cần đưa điện thoại lại gần máy thanh toán.

Lý do giúp cho Samsung có thể tạo ra công nghệ đột phá này là bởi vào đầu năm nay, công ty Hàn Quốc đã mua lại LoopPay, một công ty thanh toán di động từng cố hiện thực hóa MST qua các loại vỏ ốp dành cho smartphone.

MST có thể bị nghe lén hay không?

Trường hợp kẻ xấu nghe lén và sao lưu thông tin từ tính từ thẻ thật lên thẻ giả đã từng xảy ra. Samsung Pay sẽ ngăn cản trường hợp này xảy ra bằng cách sử dụng công nghệ "token hóa" ("tokenisation): thay vì truyền đi thông tin PAN (số tài khoản chính) mỗi lần thanh toán, Samsung Pay sẽ gửi bộ 2 thông tin bao gồm:

- Một token bao gồm 16 ký tự: Mỗi số thẻ tín dụng trên mỗi thiết bị di động của Samsung sẽ có riêng một số token độc nhất. Số token này đại diện cho thông tin ngân hàng/số thẻ thanh toán nhưng lại không phải là số thẻ tín dụng nguyên bản của người dùng.

- Chuỗi mã hóa crytogram: Đây là một chuỗi ký tự độc nhất được hình thành mỗi lần người dùng sử dụng Samsung Pay để chi trả, do một chìa khóa mã hóa trên smartphone Galaxy sinh ra.

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Ngay cả trong trường hợp kẻ xấu có thể nghe lén tín hiệu truyền từ Samsung Pay đến thiết bị thanh toán tại cửa hàng, khả năng chúng lần ngược số token để tìm ra thông tin thanh toán thực tế (số thẻ, tài khoản lưu trên thẻ) là không thể xảy ra. Tương tự, nếu không thể tìm ra cách để sinh chuỗi crytogram tương thích với token, hacker cũng không thể sử dụng chuỗi token đã dò tìm được để thanh toán trên một chiếc smartphone khác.

Nói tóm lại, MST thực sự là một thành tựu đột phá của Samsung. Công nghệ này cho phép các cửa hàng có thể chấp nhận thanh toán di động một cách dễ dàng mà không cần đầu tư làm mới hạ tầng thiết bị của họ. Tín hiệu truyền từ smartphone tới thiết bị thanh toán sẽ được xử lý không khác gì tín hiệu từ thẻ từ.

Vậy rõ ràng là Samsung Pay có thể đánh bại Apple Pay?

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Thanh toán điện tử sẽ là cuộc chạm trán nảy lửa tiếp theo giữa Samsung và Google.

Xét về mặt công nghệ, Samsung Pay rõ ràng là vượt trội hơn Apple Pay. Song, tại thời điểm hiện tại, dịch vụ thanh toán này mới chỉ hỗ trợ các sản phẩm smartphone trong khi Apple đã hỗ trợ cả smartwatch. Dù vậy, do thanh toán di động vẫn còn là một khái niệm quá mới mẻ, có thể nói rằng không nhiều người dùng sẽ quyết định từ bỏ chiếc smartphone ưa thích của mình chỉ để được sử dụng một dịch vụ thanh toán tiện dụng hơn.

Đối thủ lớn nhất của Samsung Pay có lẽ sẽ là Android Pay, dịch vụ thanh toán sắp được Google ra mắt để thay thế cho Google Wallet. Gã khổng lồ tìm kiếm hiện cũng đang tập trung vào khả năng sử dụng tiện lợi của Android Pay, song dịch vụ của Google vẫn sẽ đòi hỏi các cửa hàng phải lắp đặt thiết bị thanh toán có NFC.

Ra đời sau Apple Pay và cũng sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ cả Google (Android Pay), Samsung Pay hứa hẹn sẽ vượt lên các đối thủ cạnh tranh nhờ vào một công nghệ đột phá có tên MST.

Với sự hậu thuẫn từ các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, CurrentC có thể coi là mối đe dọa lớn nhất tới cả Apple Pay, Android Pay và Samsung Pay.

Trong khi cả 3 dịch vụ đến từ Samsung, Apple và Google đều không đòi hỏi người dùng phải mở khóa smartphone và cài đặt ứng dụng đặc biệt, các ông lớn này vẫn sẽ phải tiếp tục lo lắng về các đối thủ cạnh tranh nền ứng dụng như Kakao Pay (Hàn Quốc) và AliPay (Trung Quốc). Tại Mỹ, dịch vụ CurrentC sắp ra mắt hứa hẹn sẽ dùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để "hút" đối thủ từ tay Apple và Google.

Lê Hoàng

Theo BBC

Chủ đề khác