VnReview
Hà Nội

Apple có thể bị phạt tới 19 tỷ USD vì tội lách luật tại Iceland

Ủy ban Châu Âu EC vừa triệu tập Tim Cook về thỏa thuận không hợp lệ giữa Apple và Iceland. Thông tin này đã được Ủy ban Châu Âu (EC) xác nhận, theo đó Apple có thể sẽ phải đối mặt với án phạt lên tới 19 tỷ USD.

Thông tin nói trên đã được Ủy ban Châu Âu EC xác nhận. Apple có thể sẽ phải đối mặt với án phạt lên tới 19 tỷ USD.

Theo The Register, trong tuần trước CEO Apple Tim Cook đã có cuộc gặp với ủy viên chống độc quyền Margarethe Vestager của EC tại Brussels (Bỉ) nhằm thảo luận về cuộc điều tra của EC nhắm vào các hoạt động thuế của Apple.

EC sau đó đã lên tiếng xác nhận cuộc gặp nói trên có diễn ra nhưng cũng không hé lộ thêm bất kỳ chi tiết nào.

Hiện tại, Ủy ban Châu Âu đang tiến hành điều tra 2 thỏa thuận sắp xếp giá (APA) được Iceland công bố để tạo điều kiện kinh doanh cho Apple vào năm 1991 và 2007. Thỏa thuận APA được tiến hành giữa một công ty phải trả thuế và một đơn vị thu thuế, theo đó các hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp chéo trong một nhóm, thông thường là qua các giao dịch xuyên biên giới, sẽ không bị mắc lỗi qua mặt các quy định về giá bán.

EC không có quyền phán quyết đối với hệ thống thuế tại các quốc gia thành viên. Tuy vậy, các điều luật hỗ trợ chính phủ của EU nghiêm cấm các quốc gia thành viên không được viện trợ tài chính cho một số công ty nếu như điều này tạo ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng. Nếu như một thỏa thuận APA làm sai lệch các quy luật thị trường để giúp tạo ra lợi thế không bình đẳng cho một công ty nào đó, thỏa thuận APA này sẽ bị coi là viện trợ tài chính không hợp lệ của chính phủ.

Thông tin nói trên đã được Ủy ban Châu Âu EC xác nhận. Apple có thể sẽ phải đối mặt với án phạt lên tới 19 tỷ USD.

Vào tháng 5/2015, công ty dịch vụ tài chính JP Morgan đưa ra khẳng định rằng Apple có thể sẽ phải nộp phạt tới 19 tỷ USD trong vụ việc này. Bộ trưởng tài chính Michael Noonan cho biết vào tháng 11 vừa qua rằng ông hy vọng EC sẽ đưa ra quyết định trước kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh. Song, kể từ đó EC có thể đã đặt ra thêm nhiều câu hỏi với Iceland và quyết định này sẽ bị đẩy lùi tới sau thời điểm bầu cử Iceland kết thúc.

Ngày bầu cử tại Iceland hiện tại chưa được ấn định, song thủ tướng nước này, ông Enda Kenny khẳng định tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang tổ chức tại Davos rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra "vào đầu mùa xuân" năm nay.

Sau cuộc họp với EC, Tim Cook đã công bố trên Twitter rằng các sản phẩm của Apple giúp tạo ra 1,4 triệu việc làm tại Châu Âu.

Vào tháng 9/2014, EC đã công bố kết quả điều tra sơ bộ về vụ việc Apple, theo đó các thỏa thuận APA giữa chính phủ Iceland và Apple có thể đã giúp cho công ty này có các lợi thế không hợp lệ theo điều luật EU. Tuyên bố của EC khẳng định rằng, mức thuế tại Iceland có vẻ đã được "chế tạo" không dựa trên các quy luật kinh tế và gắn liền với mối lo về lao động địa phương. EC cũng chỉ trích việc thỏa thuận APA của Apple và Iceland kéo dài tới 16 năm, trong khi thỏa thuận tại các nước châu Âu khác thường chỉ kéo dài không tới 5 năm.

Vào tháng 10/2015 vừa qua, EC cũng đã khẳng định các thỏa thuận giữa chính phủ Hà Lan và Luxembourg tới Starbucks và Fiat Finance and Trade là các viện trợ chính phủ không hợp lệ. Ủy ban này hiện cũng đang điều tra các thỏa thuận giữa Luxembourg và McDonald.

Lê Hoàng

Chủ đề khác