VnReview
Hà Nội

GfK: Doanh số smartphone 2016 sẽ giảm 5%

Dù tình hình kinh tế thế giới suy giảm, nhưng nhờ phân khúc điện thoại giá rẻ tiếp tục tăng trưởng tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, nên nhu cầu sử dụng smartphone toàn cầu vẫn tăng 6% so với với quý I năm ngoái, theo nghiên cứu từ GfK. GfK cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng smartphone sẽ bị chững lại đồng thời giảm 5% trong năm nay.

Trong quý I, Trung Quốc có mức tăng trưởng mạnh, đạt mức 19% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào sự hỗ trợ từ chính phủ nhằm khuyến khích sử dụng mạng 4G. Động thái này dẫn đến nhu cầu tiêu thụ smartphone cả nước tăng 2% so với quý trước và 19% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 109,2 triệu chiếc trong 3 tháng đầu năm. Đây cũng là mức tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 2 năm qua. Năm nay, tổng số lượng smartphone bán ra tại Trung Quốc tăng 7%, đạt 411 triệu chiếc.

Tại Bắc Mỹ, nhu cầu sử dụng smartphone đang có dấu hiệu khả quan sau thời gian bị chững lại vào quý IV. Tổng cộng đã có 45.4 triệu chiếc tiêu thụ, giảm 19% so với quý I/2015 và tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với khoảng 30 triệu chiếc đã được bán ở Tây Âu trong quý này, cho thấy thị trường tại đây đã sụt giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở Đức, tình trạng không khá hơn là bao khi lượng tiêu thụ cũng giảm 11%. Mặc dù GfK tin rằng Đức sẽ có sự tăng trưởng nhẹ khi dự báo tổng số smartphone tiêu thụ chỉ giảm 3% trong năm 2016 so với năm ngoái. Đối với Tây Âu, GfK cũng hy vọng sẽ có kết quả khả quan hơn, trong nửa cuối; năm sau nhờ vào sự ra mắt iPhone 7 của Apple.

Dù số lượng điện thoại bán ra tại Nga chỉ đạt 17,1 triệu chiếc, giảm 24% so với quý I năm ngoái, nhưng nhiều nhận định cho thấy thị trường này đang có dấu hiệu phục hồi. Trong khi đó, Ba Lan lại có lượng điên thoại bán ra chậm sau sự tăng trưởng mạnh mẽ vào quý IV năm ngoái. Với từng bước ổn định, sau 1 năm có kết quả không như mong muốn, Gfk dự báo Nga sẽ bán được 77 triệu chiếc điện thoại trong năm nay, tăng 5% so với năm ngoái.

Ở bên kia bán cầu, khu vực Mỹ La Tinh vẫn còn rất ảm đạm, chỉ 24,8 triệu chiếc được tiêu thụ, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình kinh tế và chính trị tại Brazil là nguyên nhân chính cho mức tiêu thụ giảm, và dù Thế vận hội Olympic sắp diễn ra tại đây cũng khó lòng cứu vãn, giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Ngược lại với Brazil, nhờ nền kinh tế dần phục hồi mà lượng smartphone được tiêu thụ mạnh tại Argentina. Dù vậy, nhu cầu sử dụng vẫn còn thấp, theo báo cáo trong năm 2016, số lượng smartphone sẽ giảm 12%. Ngoại trừ Brazil, các nước còn lại mức tiêu thụ tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khu vực Trung Đông và châu Phi (MEA) cũng giảm 5% so với quý I/2015, giảm 12% so với mức tăng trưởng trong quý IV vừa qua. Đặc biệt, giá dầu sụt giảm tại Ả rập Xê út và Nigeria kéo theo mức tiêu thụ đã bị chững lại, nhưng lượng điện thoại bán ra có thể tăng 12% đạt 183 triệu chiếc, trong năm nay.

Tại châu Á Thái Bình Dương, 18,7 triệu chiếc điện thoại đã được bán ra, giảm 7% so với quý IV/2015 và 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Nhật Bản đã có dấu hiệu tăng trưởng nhẹ ở mức 1%, nhờ các chương trình giảm giá được diễn ra sớm hơn, trước khi lệnh hạn chế khuyến mãi có hiệu lực vào tháng Hai. Kể từ thời điểm đó trở đi, nhu cầu tiêu thụ đã giảm mạnh trong suốt thời gian còn lại của quý I. Dù vậy, so với các quốc gia láng giềng như Hàn Quốc hay Australia, số lượng smartphone bán ra tại Nhật vẫn đạt mức cao hơn. Theo dự báo của GfK, lượng smartphone tại 2 thị trường Hàn Quốc và Australia sẽ giảm 8% trong năm nay. Chủ yếu là do điện thoại thông minh ở những quốc gia này đã đạt mức bão hòa.

Các thị trường mới nổi thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương đang đứng đầu, trở thành cường quốc tiêu thụ smartphone lớn nhất, với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong suốt năm 2015. Tuy nhiên, nếu năm ngoái số lượng tiêu thụ smartphone tăng 24% thì trong quý I năm nay chỉ đạt mức 5%. Nguyên nhân của sự sụt giảm kể trên đến từ Ấn Độ, do chính phủ quốc gia này đã tăng giá cước truy cập. Dù vậy, theo GfK đây sẽ chỉ là tình trạng tạm thời. Do sự cạnh tranh dữ dội từ nhiều nhà cung cấp lớn đến từ Trung Quốc hay thuộc chính các nước sở tại là Ấn Độ và Indonesia, liên tục cho ra đời các mẫu điện thoại thông minh có mức giá ngày càng mềm hơn. Dù vậy, dòng điện thoại thông minh có giá dưới 100 USD vẫn chỉ đạt mức 30%.

Hạnh Nhi

Chủ đề khác