VnReview
Hà Nội

Tòa án Mỹ ngán ngẩm trò kiện tụng của Apple

Không đưa ra phán quyết như Apple yêu cầu, thẩm phán khuyến nghị Motorola trả tiền bản quyền thì sẽ tốt hơn cho tòa án và người tiêu dùng, ngăn Apple tiếp tục quay lại tòa để kiện vi phạm sáng chế.

Một thẩm phán Hoa Kỳ mạnh mẽ đặt nghi vấn về động cơ của Apple chống lại điện thoại thông minh của Motorola vào ngày hôm qua (20/6), và cho rằng một lệnh cấm bán hàng đối với Motorola sẽ dẫn đến một "tác động thảm khốc".

Luật sư Richard Posner của hạt Illiois phía Bắc Hoa Kỳ, người chủ trì buổi điều trần xác định liệu Motorola có vi phạm bằng sáng chế của Apple hay không, nói rằng hệ thống cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ đang trong tình trạng "hỗn loạn".

Đầu tháng này, ông Posner đã hủy phiên tòa bồi thẩm đoàn về việc Apple kiện đơn vị Motorola Mobility của Google vi phạm bằng sáng chế, sau đó chấp nhận yêu cầu của Apple về một phiên điều trần.

Luật sư Matthew Powers của Apple phát biểu trong phiên tòa vào ngày hôm qua rằng Apple không tìm kiếm một lệnh cấm bán hàng điện thoại Motorola mà muốn Motorola loại bỏ một số công nghệ được Apple cấp bằng sáng chế trong điện thoại Motorola trong vòng ba tháng. Powers cho biết: "Điều đó có nghĩa là chúng tôi không cạnh tranh với họ khi mà họ sử dụng công nghệ của chúng tôi để đấu với chúng tôi".

Thẩm phán Posner đề nghị rằng buộc Motorola trả tiền bản quyền thì thích hợp hơn là bắt hãng này phải sử dụng công nghệ cũ, điều mà không có lợi cho người tiêu dùng. Hơn nữa tiền bản quyền bắt buộc sẽ ngăn Apple tiếp tục quay lại tòa trong ba tháng để buộc tội Motorola vẫn vi phạm sáng chế. Ông nói: "Tất cả những gì chúng ta cần là những hành động mới, hướng đi mới vì Apple và Android đã kiện nhau quá nhiều trên toàn thế giới rồi".

Apple và Motorola đã bị sa lầy trong một chuỗi các vụ kiện bản quyền chống lại nhau. Vụ kiện đầu tiên là của Motorola tuyên bố Apple vi phạm một vài công nghệ không dây và smartphone. Sau đó Apple cáo buộc ngược Motorola cũng vi phạm một số bằng sáng chế quan trọng của hãng.

Lan Phương

Chủ đề khác