VnReview
Hà Nội

Cha đẻ của OPPO và Vivo nói về bí quyết đánh bại Apple tại Trung Quốc

Duan Yongping nghĩ rằng, có lẽ CEO Tim Cook của Apple không biết đến ông trong lần gặp nhau đầu tiên của họ cách đây vài năm. Và giờ đây, có lẽ ông chủ của Apple đã phải dè chừng và để mắt tới Duan.

Duan Yongping, nhà sáng lập BBK, công ty mẹ của OPPO và Vivo

Duan là tỷ phú giàu có ở Trung Quốc và là người đã lập ra OPPO và Vivo, hai thương hiệu trực thuộc một công ty từng đánh bại Apple ở Trung Quốc vào năm ngoái. Sau khi bị chê là những chiếc "iPhone giá rẻ", họ lập tức qua mặt Apple và giành vị trí thứ ba tại Trung Quốc, ngay sau khi Apple bắt đầu tuồn hàng của họ vào quốc gia tỷ dân này.

Trong bài phỏng vấn đầu tiên của mình trong 10 năm qua, vị tỷ phú Trung Quốc này chia sẻ với Bloomberg rằng, họ đã đạt được thành công trên là nhờ hãng di động khổng lồ của Mỹ (ám chỉ Apple) không thích ứng với các đối thủ nội địa ở đây. Ở Trung Quốc, Oppo và Vivo đã triển khai các chiến lược mà Apple phải miễn cưỡng chạy đua theo, chẳng hạn như các thiết bị giá rẻ cấu hình cao. Các chiến lược này rõ ràng là đã gây khó cho Apple vì họ không thể áp dụng vì sợ tổn hại tới các thị trường khác trên toàn cầu.

"Apple đã không thể đánh bại chúng tôi ở Trung Quốc bởi vì họ cũng có khuyết điểm", vị doanh nhân công nghệ 56 tuổi khẳng định. "Dù họ đôi lúc khá khó nhằn, chẳng hạn như những thứ tuyệt vời mà họ đã làm với hệ điều hành iOS của họ, nhưng chúng tôi lại vượt qua họ ở nhiều thứ khác".

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Duan không đánh giá cao nhà sản xuất iPhone trên thị trường toàn cầu. Trong thực tế, điều ám ảnh của vị tỷ phú Trung Quốc với đối thủ đến từ Mỹ này là sự tôn sùng: Ông cũng đã là một nhà đầu tư có thâm niên vào Apple và một fan của CEO hãng này. "Tôi đã từng có dịp gặp Tim Cook trong những buổi thảo luận về công việc. Có lẽ ông ấy không biết tôi nhưng chúng tôi đã có dịp trò chuyện trực tiếp với nhau, tôi rất thích ông ấy", Duan thú nhận.

Apple không xác nhận gì về các buổi gặp gỡ của Duan và TimCook với Bloomberg, nhưng thực tế là Duan đã không ngừng viết về các sản phẩm, cổ phiếu và hoạt động của Apple trên blog của ông kể từ năm 2013, khi mà giá trị của công ty chỉ bằng một nửa hiện giờ. Trong năm 2015, ông dự đoán Apple sẽ đạt mức lợi nhuận 100 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.;

Hiện nay, Duan không đề cập gì về tham vọng của mình nhưng ông có nói rằng, phần lớn các tài sản hiện nay của ông đều nằm ở nước ngoài, gắn liền với khối tài sản của Apple. Thậm chí, Duan hiện đang sống ở Palo Alto (Mỹ), nơi gần với trụ sở "hình phi thuyền" mới xây của Apple tại Cupertino.

 "Apple là một công ty xuất chúng! Đó là mô hình mà chúng tôi cần phải học hỏi. Chúng tôi không hề để tâm đến việc vượt qua một ai, mà chỉ đang dồn sự chú ý  vào việc hoàn thiện bản thân mình", Duan khiêm tốn nói.

Thậm chí, lợi nhuận của Oppo so với Apple có thể sẽ còn được tối ưu hơn nữa,  khi mà vị tỷ phú này được giới truyền thông gọi là Warren Buffett của Trung Quốc, nhờ vào sự nhạy bén của ông trong các khoản đầu tư.

Những năm đầu khởi nghiệp...

Sinh ra ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc), ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại một nhà máy sản xuất ống chân không quốc doanh trước khi làm nên tên tuổi của mình trong lĩnh vực điện tử.

Sau đó, Duan rời khỏi nhà máy vào những năm 1990, khi Trung Quốc mở cửa đi theo nền kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân. Ông tới Quảng Đông – một cái nôi của cải cách tự do ở nước này – để điều hành một nhà máy điện tử đang trong giai đoạn khó khăn. Sản phẩm đầu tiên của ông tại nhà máy này là máy chơi game console có tên là "Subor" với hai khe cắm thẻ, cạnh tranh trực tiếp với đối thủ Nintendo. Với mức giá từ 100–400 nhân dân tệ và mời diễn viên nổi tiếng Thành Long tham gia quảng bá, Subor lập tức gây sốt và đạt mức doanh thu gần 1 tỷ nhân dân tệ vào năm 1995.

Duan rời công ty và lập  ra một  doanh nghiệp mới dù công ty cũ mà ông điều hành đang ăn nên làm ra, cách làm việc này trở thành một phong cách của ông cho những năm sau này. Doanh nghiệp thứ hai mà ông lãnh đạo có tên là Bubugao (còn gọi là BBK), công ty từng bước đi lên và nổi tiếng với các dòng máy chơi nhạc MP3 và nhất là đầu VCD và sau đó là DVD ở thị trường toàn cầu. Sau đó, công ty Bubugao Communication Equipment Co. của ông trở thành công ty sản xuất điện thoại phổ thông lớn nhất Trung Quốc trong những năm 2000, đối đầu trực tiếp với Nokia và Motorola.

Chính dòng iPhone đời đầu ra mắt năm 2007 của Apple đã mở đường cho Oppo và Vivo. Dù cùng chung một nhà sáng lập là Duan, nhưng các thương hiệu này lại trở thành các đối thủ cạnh tranh rất khốc liệt với các chiến dịch tiếp thị nước đôi tại các thị trường như Ấn Độ và Đông Nam Á. Theo Giám đốc nghiên cứu Kiranjeet Kaur của IDC thì chiến lược của họ phù hợp với các thị trường đang phát triển.

"Các công ty của họ hiểu rõ cách khai thác tối đa nguồn lực con người, điều này được thừa hưởng từ triết lý của Duan," Nicole Peng, một Giám đốc cấp cao của Canalys phân tích. Quan trọng là họ hiểu được những khách hàng trẻ. "Nhiều giám đốc của họ còn rất trẻ và đã gắn bó với công ty từ khi mới tốt nghiệp".

Trong nỗ lực mới nhất của Duan là nằm vùng ở sân sau của Apple. Năm 2001, khi đã bước sang tuổi 40, Duan quyết định chuyển tới California để tập trung vào đầu tư và công tác từ thiện, sau đó ông đưa cả gia đình tới sống ở một biệt thự mua lại từ chủ tịchJohn Chambers của Cisco. Tuy nhiên, đây là thời của smartphone nên ông vẫn chưa thể nghỉ ngơi.

Bước ngoặt lớn: Khai sinh OPPO và Vivo

Vào nửa cuối của những năm 2000, BBK đối diện với nguy cơ thất bại khi doanh số các thiết bị cơ bản bị chững lại. Các smartphone giá dưới 1000 nhân dân tệ của các đối thủ như Huawei và Coolpad đã gần như đẩy công ty tới đường cùng, Duan nhớ lại."Chúng tôi đã thảo luận nghiêm túc về việc đóng cửa công ty một cách nhẹ nhàng nhất có thể để nhân viên được nghỉ việc mà không bị ảnh hưởng nhiều, cũng như không làm các nhà cung ứng mất thêm tiền bạc".

Tuy nhiên, chính các buổi tranh luận (brainstorming) này đã góp phần tạo ra hai doanh nghiệp thành công nhất của Duan. Năm 2005, nhà sáng lập này cùng trợ lý của mình là Tony Chen quyết định thành lập một công ty mới. Họ đặt tên là Oppo, ban đầu chỉ bán máy nghe nhạc và sau đó chuyển sang kinh doanh smartphone vào năm 2011. Vào năm 2009, BBK cũng lập thêm công tyVivo, công ty này được Duan giao choShen Wei, một cánh tay đắc lực khác của ông, phụ trách.

Những người tham dự sử dụng smartphone của họ khi ngồi dưới một biển quảng cáo của Vivo ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg)

"Sản xuất điện thoại không phải là sở thích của tôi," Duan chia sẻ."Nhưng tôi nghĩ chúng tôi có thể làm tốt ở thị trường này".

Lúc đầu, các thương hiệu mới của BBK không được để ý nhiều. Bởi lúc đó iPhone vẫn đang mê hoặc giới trẻ với cuộc cách mạng về cảm ứng và giao diện hệ điều hành cũng như ứng dụng, trong khi BlackBerry vẫn chễm chệ vị trí ông vua ở phân khúc doanh nhân.

Nhưng rồi OPPO và Vivo đã phát triển ra một phương thức tiếp cận mới mang đậm chất tính thương mại hóa bản địa, đó là dựa vào các ngôi sao bản địa và mạng lưới bán lẻ xuyên khắp Trung Quốc. Họ xây dựng hình ảnh bình dân, thu hút phần lớn giới trẻ rồi đưa cấu hình cao cấp vào sản phẩm. Dần dần, OPPO và Vivo bắt đầu qua mặt iPhone ở một số tính năng như sạc nhanh, bộ nhớ hay thời lượng pin.

CEO Apple cũng phải kiêng nể

Rồi nỗ lực của họ cũng được đền đáp. Hai công ty con của BBK đã bán ra hơn147 triệu smartphone vào năm 2016 tại thị trường nội địa, vượt qua cả Huawei với 76,6 triệu sản phẩm và Apple với 44,9 triệu chiếc iPhone cũng như Xiaomi với 41,5 triệu máy, dựa theo số liệu của IDC. Cả Oppo và Vivo đều là thành công rực rỡ trong năm 2015.

Vào quý 4 năm đó, họ lần lượt chiếm vị trí thứ nhất và thứ 3, xếp thứ 2 là Huawei. Tay Xiaohan, một nhà phân tích của IDC chia sẻ, cách tiếp cận của họ đặc biệt thành công ở các thành phố có thu nhập thấp, trong bối cảnh điện thoại tầm trung đã trở nên phổ biến.

Các công ty điện thoại của Duan cũng dần phát triển và vươn ra ngoài biên giới Trung Quốc. Vào quý 4 năm ngoái, OPPO và Vivo vươn lên đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5 ở thị trường thế giới. Khoảng 1/4 smartphone của OPPO được xuất khẩu qua các thị trường đang phát triển như Ấn Độ, nơi mà họ kỳ vọng có thể chiếm lĩnh trước khi có sự hiện diện chính thức của Apple.

Duan cũng nắm một ít cổ phần tại Alphabet Inc., công ty mẹ của Google và hệ điều hành Android cũng là phần mềm đang được OPPO và Vivo sử dụng trong các smartphone của họ bán ra khắp nơi trên thế giới.

 "Smartphones là một cơ hội chưa từng có trong tiền lệ! Chúng tôi dự báo rằng vẫn chưa có thiết bị nào có thể thay thế chúng trong ít nhất từ 10-20 năm tới. Tuy nhiên, chưa thể nói trước điều gì", Duan nói.

Cuối tuần qua, Tim Cook nói rằng Apple không có mục tiêu cụ thể nào về thị phần."Việc cạnh tranh tại Trung Quốc đang ngày càng trở nên khốc liệt, không chỉ trong mảng điện thoại di động mà còn ở nhiều lĩnh vực khác". Tim Cook chia sẻ tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh. "Tôi nghĩ rằng nên dành lời khen ngợi cho các công ty địa phương, những hãng đã dành nhiều công sức để làm ra các sản phẩm tốt cho thị trường".

Sẵn sàng đối mặt với thách thức mới

Bất chấp sự thành công rực rỡ của BBK, Duan vẫn đang từng bước dần rời bỏ khỏi công ty mà ông đã dày công gây dựng, dù hiện vẫn là cổ đông lớn nhất của nó (tuy ông không công bố). Ông chia sẻ rằng mình muốn đứng ngoài mọi ánh hào quang và tận hưởng không khí gia đình ấm cúng ở California với người vợ (một nhà báo) và con cái của ông. Thực tế thì ông vẫn tham dự các cuộc họp của ban quản trị, nhưng phần lớn các thông tin mà ông tiếp nhận từ OPPO và Vivo là qua Internet, để tránh "làm phiền họ".

Tuy nhiên, các đối thủ của ông vẫn chưa thể buông tha nhà lãnh đạo xuất sắc này. Vào tháng 10 năm ngoái, đồng sáng lập Xiaomi là ông Lei Jun đã chỉ trích thẳng cách mà các đối thủ xây dựng mạng lưới cửa hàng dầy đặc ở nông thông để giành giật doanh số. Trong một bài phỏng vấn với tạp chí China Entrepreneurs Magazine, Lei đã cáo buộc các đối thủ sử dụng "thông tin không công bằng" để khiến người mua phải tránh xa Xiaomi.

Tuy nhiên, khi được hỏi về điều này thì Duan khá bình thản và nói rằng, "họ thật điên rồ khi nói về việc các thông tin thiếu minh bạch, chẳng nhẽ họ nghĩ khách hàng bây giờ ngu ngốc quá hay sao".

Cũng giống như Buffett, đam mê lớn nhất lúc này của Duan chính là việc đầu tư chứng khoán, đó cũng là lý do vì sao ông từng chi tới 620.100 USD để ăn trưa với nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng Buffett vào năm 2006.

Duan Yongping (bên phải) và nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng kiêm tỷ phú Buffett.

Duan đã tiếp tục củng cố uy tín của mình về khả năng nhạy bén trong đầu tư khi cứu người bạn của mìnhlà William Ding– nhà sáng lập của Netease Inc. thoát khỏi vực thẳm. Lúc đó, cổ phiếu công ty Internet củaDing  giảm còn13 cents sau khi hiệu ứng bong bóng dotcom (các công ty Internet) phát nổ và suýt biến thành công ty Trung Quốc đầu tiên bị loại khỏi sàn chứng khoán Nasdaq do vướng vào các vấn đề về kiểm toán.

Để cứu bạn, Duan đã mua lại 5 % cổ phần của Netease tương đương 2 triệu USD vào năm 2002, khi mà giá cổ phiếu trung bình ở mức 16 cents. Theo số liệu của công ty, ông vẫn còn giữ 4 triệu cổ phiếu vào tháng 3/2009, nhưng Duan cho biết ông đã bán phần lớn số cổ phiếu này khi giá cổ phiếu của Netease cán mốct 40 USD.

Một công ty khác mà ông đang quản lý là công ty rượu Kweichow Moutai Co. Ông cho biết đã mua nó tại thời điểm cổ phiếu ở mức 180 nhân dân tệ vào năm 2012. Dù giá trị của nó đã giảm gần 1 nửa vào năm 2014 nhưng hiện giá cổ phiếu của Moutai đang ở mức hơn 370 nhân dân tệ.

Băn khoăn dành cho thế hệ kế nhiệm

Duan không ngần ngại khi chia sẻ về các doanh nghiệp của mình, và kể cả Apple, những doanh nghiệp vẫn đang duy trì được lợi nhuận kỷ lục dù doanh số  trong năm 2016 có suy giảm. Nhưng khi nhìn lại, Duan vẫn băn khoăn về khả năng kế thừa và phát huy văn hóa của công ty của các thế hệ lãnh đạo kế cận, dù bản thân ông đang nắm giữ BBK.  Ban lãnh đạo đang đề xuất ý tưởng về việc IPO (initial public offering, phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) nhưng đó chưa phải là ưu tiên số một lúc này, Duan cho biết.

Và dù Vivo hay OPPO dưới trướng BBK của Duan đều đang rất thành công, nhưng không có gì chắc chắn cho các công ty phất lên thời đại công nghệ này. Cả hai đều sử dụng triển lãm di động Mobile World Congress (MWC) tại Barcelona để tiếp thị sản phẩm của họ, thông qua việc giới thiệu những công nghệ mới nhất về camera chẳng hạn, đã ít nhiều cho thấy sự trưởng thành của các doanh nghiệp này.

Công nghệ zoom quang 5x mới của OPPO vừa giới thiệu tại MWC 2017

Nhưng có một điều chắc chắn, đó là Duan không muốn ngồi lại ở ghế điều hành, mà ông đã sẵn sàng để dành các thác thức mới cho thế hệ lãnh đạo mới của BBK. "Tôi đã từng nói rõ điều này nhiều năm trước rồi, tôi sẽ không bao giờ ngoảnh đầu trở lại," ông nói. "Nếu họ gặp phải vấn đề mà họ không thể khắc phục được, thì tôi cũng không thể".

Điều đó có nghĩa là Duan đã chuẩn bị sẵn cả về tư tưởng cho thế hệ kế cận, ông mong muốn các doanh nghiệp của ông tự trưởng thành và đứng vững trên đôi chân của mình, không quá lệ thuộc vào khả năng lãnh đạo của mình. 

Dù là một tỉ phú nổi tiếng và sở hữu BBK lẫn OPPO và Vivo, nhưng Duan Yongping vẫn là một người khá kín tiếng, nếu không tin bạn hãy thử tìm ảnh và thông tin của ông trên mạng!

TM

Chủ đề khác