VnReview
Hà Nội

EU nhắm vào đế chế của Google, Facebook và Apple

Những công ty như Google, Facebook và Apple đang được xem là nằm giữ một quyền lực kinh tế lớn chưa từng có. Ủy ban châu Âu đã xem xét về vấn đề này từ hơn 7 năm nay.

Áp lực ngày càng gia tăng lên các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook và Apple về sức ảnh hưởng chưa từng có của họ. Giá trị đang chuyển về tay của các công ty nền tảng là điều rất rõ ràng trong thời đại điện toán.

Điều này đã hiển nhiên ít nhất là từ thời các hãng truyền thông và giải trí lo ngại về việc Microsoft sử dụng thế độc quyền trong PC của hãng để biến hãng trở thành người gác cổng với tất cả các nội dung số. Điều đó đã tạo ra sự mất cân bằng quyền lực trong nền kinh tế số.

Nhưng những câu hỏi chủ chốt vẫn chưa được giải quyết. Những công ty công nghệ nền tảng này nên nắm giữ bao nhiêu giá trị trong hệ sinh thái số mà họ hỗ trợ, và cần có những y nào yếu tố, điều kiện nào để đảm bảo họ đối xử với người khác một cách công bằng?

Những công ty như Google, Facebook và Apple đang được xem là nằm giữ một quyền lực kinh tế mà ngay cả Microsoft trong những ngày huy hoàng nhất cũng chỉ có thể mơ ước. Chính điều đó đang khiến họ bị mổ xẻ. Và gần đây, cuộc tranh cãi xung quanh quyền lực nền tảng này đã dẫn đến nhiều sự bóp nghẹt phát triển hơn là một sự mổ xẻ, lý giải.

Ủy ban châu Âu đã xem xét vấn đề này, nhưng vẫn chưa rõ EU sẽ phản ứng ra rao. Mới đây, Spotify và các công ty khác đã phàn nàn về cách các công ty nền tảng sử dụng quyền lực của họ. Phàn nàn này càng tăng thêm cơ hội các nhà quản lý châu Âu sẽ phải can thiệp vào sự cân bằng này trước khi năm 2017 kết thúc.

Châu Âu vẫn chưa áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Google trong vụ kiện cạnh tranh kéo dài về những cáo buộc cho rằng hãng tìm kiếm đang ưu tiên cho các dịch vụ riêng của họ. Trong khi đó, hợp đồng giữa các nền tảng và các doanh nghiệp lại có vẻ rất lành mạnh. Các nhà phát triển đã kiếm được hơn 20 tỷ USD qua kho ứng dụng App Store của Apple vào năm ngoái. Dựa trên tiêu chuẩn 30%, nghĩa là Apple kiếm được 8,6 tỷ USD, và App Store đang tiếp tục phát triển ở tỷ lệ 40% mỗi năm.

Tuy nhiên, có 2 điều cần làm rõ về mối quan hệ cộng sinh có vẻ tích cực này. Một là các nền tảng có động lực mạnh mẽ để quảng bá những dịch vụ do họ sản xuất, bằng chi phí của người khác. Chính Google đang bị cáo buộc làm điều này.

Và hai là những công ty như Apple đặt ra các điều khoản thương mại: các công ty phụ thuộc vào họ thường không được tiếp cận dữ liệu về khách hàng trên nền tảng, hoặc bị hạn chế tương tác.

Cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng số;

Các kho ứng dụng đối thủ có thể sẽ đấu tranh để có quyền phân phối nội dung độc quyền, giống như kiểu các hệ thống truyền hình trả tiền cạnh tranh với các show tốt nhất. Google, Facebook và Apple đều tuyên bố cố gắng xây dựng môi trường tốt nhất cho các dịch vụ tin tức số.

Nhưng cạnh tranh có vẻ chậm chạp, có lẽ vì các đại gia số đôi khi hành xử như một người độc quyền. Facebook và Google đều tuyên bố đang xây dựng hệ thống phân phối tin tức tốt hơn. Nhưng cả hai đều không đưa ra được những cách thỏa mãn để các công ty tin tức kiếm tiền từ nội dung của chính họ.

Một câu trả lời được đưa ra là hãy ngừng xem những công ty này như những nền tảng số. Ý kiến của một luật sư quốc gia gửi lên tòa án cao nhất châu Âu rằng Uber phải được xem là một công ty vận tải, chứ không phải công ty phần mềm, có vẻ sẽ ủng hộ khả năng đó. Và như vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các công ty nền tảng: những công ty này đang được hưởng những đối xử đặc quyền, nhưng khi họ ngày càng trở thành trung tâm của đời sống cá nhân và doanh nghiệp, tình trạng đó không thể được đặc quyền nữa.

Luật chống độc quyền truyền thống có thể mang lại một phần câu trả lời. Tuy nhiên vụ kiện kéo dài giữa EU với Goolge đã cho thấy khó khăn rất lớn. Cuộc điều tra đã bắt đầu từ cách đây hơn 7 năm.

Một hướng đi khác là dựa trên lợi ích cá nhân. Google vốn nổi tiếng là một trang web được truy cập nhiều nhất thế giới, đó là điều kiện tiên quyết cho mảng kinh doanh của Google, nếu không người dùng sẽ không có lý do gì để truy cập vào Google mà thực hiện các tìm kiếm Internet. Điều này dẫn đến vấn đề quảng bá những nội dung giá trị và hữu ích nhất, và loại bỏ những nội dung "xào xáo", giả mạo cố tình thu hút nhiều khán giả những lại có chất lượng kém.

Tuy nhiên, các động cơ kiểm soát hệ sinh thái riêng của các công ty có thể chưa đủ mạnh. Cuộc khủng hoảng tin tức giả mạo của Facebook vừa qua là một minh chứng rõ ràng. Để chống lại mặt trái này, áp lực quản lý, kiểm soát tin tức càng mạnh hơn. Sở hữu một nền tảng thành công thường giống như một tờ giấy phép in tiền.

Theo trang Finantial Times, các công ty Internet cần suy nghĩ kỹ hơn về việc họ có kiếm đủ lợi nhuận từ vị thế thống trị nền tảng để hỗ trợ cho hệ sinh thái của họ, và những nguyên tắc của họ có phù hợp, đáp ứng với những tiêu chuẩn về sự minh bạch và công bằng.

Hoàng Lan

https://www.ft.com/content/567a1c90-3663-11e7-bce4-9023f8c0fd2e

Chủ đề khác