VnReview
Hà Nội

"Vật vã" gần 10 năm Google mới tìm ra lời giải cho vấn đề phân mảnh của Android?

Hãy nhìn vào mô hình kiến trúc Android mới được Google công bố và bạn sẽ hiểu vì sao từ trước đến nay những chiếc Galaxy hay Xperia của bạn lại ít được cập nhật đến vậy. Thật may mắn, khi nhìn rõ bản chất, Google cũng đã tìm ra câu trả lời.

Theo Android Police, một trong những vấn đề lớn nhất đối với Android là tình trạng phần mềm. Kể cả những mẫu smartphone;đắt tiền nhất thuộc dòng Galaxy S, Galaxy Note hay Xperia X cũng thường bị ngưng cập nhật Android trong vòng 2 năm. Quyết định có cập nhật Android hay không hoàn toàn nằm trong tay nhà sản xuất và đôi khi họ còn gây ra những lỗi khó chấp nhận trên phần cứng của Google.  

Hãy nhìn vào mô hình kiến trúc Android mới được Google công bố và bạn sẽ hiểu vì sao từ trước đến nay những chiếc Galaxy hay Xperia của bạn lại ít được cập nhật đến vậy. Thật may mắn, khi nhìn rõ bản chất, Google cũng đã tìm ra câu trả lời.

Khi Android O đã được công bố, Nougat mới chỉ là một phần nhỏ trong miếng bánh Android. Các phiên bản cũ mèm như Jelly Bean và KitKat vẫn còn quá phổ biến.

Kết quả là khác với iOS, người dùng Android thường xuyên phải chấp nhận nằm ngoài những cải tiến do hệ điều hành mang tới. Những vấn đề bảo mật hoặc các lỗi hiệu năng đã được giải quyết sẽ ít khi đến tay người dùng cuối. Tệ hại nhất, khi Google công bố các phiên bản Android mới vào giữa năm thì các bản Android chính thức của năm ngoái cũng mới chỉ đạt thị phần 1 chữ số. 

Tình cảnh này đã khiến Google đau đầu trong suốt nhiều năm qua. 99% các mẫu Android bán ra không thuộc quyền kiểm soát phần mềm của Google. Một phần lớn công sức thuộc về các nhà sản xuất, nhưng để thuyết phục các đối tác này có thể bỏ công ra cập nhật cả danh mục điện thoại vốn được cài đặt vô số phần mềm của riêng họ (TouchWiz, Bixby, Sense UI, MIUI...) là không hề đơn giản. 

Google có vẻ đã tìm ra câu trả lời. 

Hãy nhìn vào mô hình kiến trúc Android mới được Google công bố và bạn sẽ hiểu vì sao từ trước đến nay những chiếc Galaxy hay Xperia của bạn lại ít được cập nhật đến vậy. Thật may mắn, khi nhìn rõ bản chất, Google cũng đã tìm ra câu trả lời.

Sự khác biệt giữa Android cũ và Android mới (có tích hợp Treble): phần mềm của nhà sản xuất (màu đen) sẽ được tách khởi phần lõi Android do Google phát triển (xanh lá) và do đó không tốn nhiều công sức bảo trì qua mỗi lần cập nhật Android.

Từng được hé lộ là giải pháp "đẩy nhanh quá trình cập nhật", đến nay bản chất của Project Treble đã được làm rõ. Google sẽ thiết kế lại kiến trúc Android để tạo ra 2 thành phần riêng biệt: một thành phần "lõi" của Google để cập nhật từng năm qua, một thành phần là các gói phần mềm của riêng nhà sản xuất. Các gói phần mềm của riêng nhà sản xuất sẽ giao tiếp với phần "lõi" của Google một cách rạch ròi và do đó không cần phải thay đổi mỗi khi Android được nâng cấp. 

Trước đây, phần mềm của các hãng sản xuất luôn là một thành phần nằm bên trong toàn bộ "gói" Android phát hành tới tay người dùng, đòi hỏi rất nhiều công sức bảo trì mỗi lần cập nhật Android. Ranh giới mới sẽ giúp giảm thiểu công sức này và có lẽ là vừa đủ để Samsung, LG, Sony và HTC có thể nhiệt tình hơn với việc đưa Android P, Android Q... đến tay người dùng cuối. 

Hãy nhìn vào mô hình kiến trúc Android mới được Google công bố và bạn sẽ hiểu vì sao từ trước đến nay những chiếc Galaxy hay Xperia của bạn lại ít được cập nhật đến vậy. Thật may mắn, khi nhìn rõ bản chất, Google cũng đã tìm ra câu trả lời.

Trong tương lai gần, Google Pixel sẽ là mẫu điện thoại duy nhất hưởng lợi từ Treble.

Tuy vậy, cũng giống như tất cả các dự án quy mô khác của Google, Project Treble sẽ không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai. Tuyên bố mới nhất của Google tại I/O cho biết trong tương lai gần, dự án này sẽ chỉ hỗ trợ Pixel (vốn không dùng "Android nguyên gốc" mà là "skin Android của Google"). Khung thời gian ra mắt cho các mẫu Android do bên thứ 3 sản xuất chưa được công bố, và chắc chắn Galaxy S8, LG G6, HTC 11 hay Galaxy Note8 sẽ không được hưởng lợi từ Project Treble. 

Gia Bảo

Chủ đề khác