VnReview
Hà Nội

Bitcoin đang dạy chúng ta những gì?

"Nhờ có Bitcoin, bây giờ tôi đã thoát khỏi nợ nần, hôm nay tôi đã trả hết được các khoản tín dụng của mình", một người dùng Reddit chia sẻ trên mạng xã hội này. Và thông điệp này mà rất nhiều người khác nhắc lại.

Có đồng tiền nào không chỉ giúp tránh các khoản nợ, và cũng kiếm đủ tiền để trả các khoản nợ trước đây của bạn, và thậm chí là giúp bạn có thể để ra một khoản tiết kiệm kha khá?

1

Đó là một khái niệm không thể tưởng tượng ra của ngày hôm nay. Bởi vì không một ai trong chúng ta gần đây được trải nhiệm với một đồng tiền có giá trị tăng lên. Sự xuất hiện của Bitcoin – một đồng tiền ảo có sức mua bán tăng dần theo thời gian – đã giúp thay đổi trải nghiệm đó một cách ngoạn mục. Là một đồng tiền "không thị trường" – Bitcoin đã làm được một điều mà tất cả những đồng tiền khác nên làm là: tăng giá trị theo thời gian.

Ngược lại, nhiều đồng tiền của chính phủ thường mất giá. Đó là loại tiền tệ duy nhất mà chúng ta biết tới, trong suốt cuộc đời của mình. Thực tế này ảnh hưởng tới các quyết định tài chính của chúng ta theo cách mà chúng ta không phải lúc nào cũng nhận ra được. Chúng ta đã nhận ra rằng, nếu cứ để đồng tiền ở nguyên một chỗ thì sẽ không nhận thêm được cái gì cả.

Với tiền giấy, các chính phủ và ngân hàng trung ương có cách để "trừng phạt" những khoản tiền bị để nguyên một chỗ. Bởi vì tiền có thể tạo ra đến mức độ vô hạn, các qui luật biến mất. Các cá nhân, gia đình, công ty và cả các chính phủ có thể chi tiêu vô độ và tránh được hậu quả của việc làm đó. Không có lý do gì để họ không làm như vậy cả.

Đồng đô la Mỹ đã có thời gian là ngoại lệ đối với qui luật này. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, sau cuộc nội chiến, Hoa Kỳ đã có một chuẩn mực vàng. Giá cả giảm xuống. Nói cách khác: đồng đô la được tăng giá trị. Bây giờ, không ai có thể hình dung ra một thế giới hoạt động theo cách như vậy cả.

Năm 1894, đồng đô la mua được lúa mì nhiều gấp 3 lần so với năm 1867. Năm 1877, đồng đô la mua được sợi bông nhiều gấp 2 lần so với năm 1872. Các mảnh đất trở nên dễ tiêu dùng. Nói chung, đồng đô la tăng giá trị 2% trong cả khoảng thời gian đó. Lương nhân công giảm rất ít, nhưng về thực tế là được tăng, bởi vì đồng đô la lúc đó có thể mua được nhiều hơn. Công nhân được tăng khoản chi trả mà không cần phải xin xỏ các ông chủ.

Cũng trong khoảng thời gian đó, dân số Hoa Kỳ tăng nhanh và sản lượng sản phẩm tăng đến mức mà không ai của thời hiện tại có thể hình dung. Ngày hôm nay, nếu tăng trưởng được 2%, người dân Mỹ sẽ quì gối tạ ơn Chúa rằng kinh tế đang không bị suy thoái. Nhưng khoảng năm 1870, nước Mỹ chứng kiến tỷ lệ tăng trưởng là 6%, và đó là chuẩn mực của thời kì đó. Việc đồng tiền giữ vững giá trị đã là cơ sở cho sự tăng trưởng thần kì này.

Thế kỉ 20 đảo ngược lại điều mà chúng ta trông đợi ở đồng tiền. Việc giá trị đồng tiền giảm sút gây hại tới những người thích tiết kiệm, song đem lại nhiều giá trị cho những người thích tiêu xài. Đây là những gì mà các nhà kinh tế thuộc trường phái Keynes (nhà kinh tế học Anh) mong đợi. Họ muốn đồng tiền luôn luôn luân chuyển và không bao giờ "dừng lại". "Giảm phát" là điều cần phải tránh, bằng bất cứ giá nào.

Để nhận được thêm giá trị từ việc tiết kiệm tiền, chúng ta cần những mức lãi cao hơn mức lạm phát. Điều đó đã đem lại lợi ích cho nhiều người, song đến khoảng 20 năm trước, các nhà băng bí mật thông đồng với nhau để ngừng đem lại mức lãi cao hơn mức lạm phát tới người dân. Ngày hôm nay, đem tiền đi gửi tiết kiệm không có ý nghĩa gì cả. Bạn không nên giữ tiền xung quanh mình. Bạn chỉ nên giữ lại tiền để đề phòng bất trắc: gửi tiết kiệm không phải là một cách đầu tư.

Vậy điều này ảnh hưởng thế nào đế văn hóa? Rất lớn. Các nhà băng liên tục mê hoặc người dùng cần phải tiết kiệm. Chúng ta biết sẽ bị "lỗ" nếu giữ tiền, nhưng lại hi vọng sẽ "lãi" nếu mua và giữ các tài sản, ví dụ như bất động sản. Chúng ta tiêu hết mức có thể, và quá sức tiêu dùng của chúng ta. Đây chính là qui luật sống của rất nhiều thế hệ.

Điều này làm cho nguồn vốn giảm xuống. Các nhà kinh tế trường phái Keynes lại có lý do để ăn mừng. Thực tế, đó là một điều đáng lo ngại: toàn bộ cơ cấu kinh tế đang thở bằng ô xy. Chúng ta càng ngày càng phụ thuộc vào các nhà băng, thay vì sống nhờ tài sản của chính chúng ta. Các khoản nợ trở thành cơ sở của cuộc sống. Nếu như có bất kì điều gì đe dọa đến việc tiêu tín dụng vô độ, mọi người hoảng sợ.

Bitcoin thay đổi điều này như thế nào?

Bitcoin giúp việc giữ tiền lại trở nên có lợi. Bitcoin tạo ra ấn tượng rằng cái giá mà bạn phải trả khi tiêu một khoản tiền không chỉ là khoản tiền đó, mà cả những gì bạn sẽ mất do không tiết kiệm.

Bạn có thể thử điều này tại nhà. Giả sử bạn có một đứa con tiêu xài vô độ như tất cả những đứa trẻ khác, và hoàn toàn không thích tiết kiệm. Cho đứa trẻ đó một đồng Bitcoin và hãy xem những điều gì xảy ra tiếp theo.

Có thể, con bạn sẽ tiêu ngay lập tức bằng cách bán đi đồng xu đó trên BitcoinStore.com. Nhưng chắc chắn nó sẽ phải suy nghĩ trước khi tiêu xài. Ngày 1/1/2013, Bitcoin có giá 15 USD. Ngày hôm nay, Bitcoin có giá 218 USD.

Đồng tiền này đang ngày một tăng giá trị. Thay vì muốn tiêu nó, bạn có đầy đủ lý do để giữ nó lại. Chỉ cần đem ra tiêu là bạn sẽ mất một khoản tương đối của ngày hôm nay và cả ngày mai.

1

Chắc chắn, xu hướng tăng siêu nhanh của Bitcoin có thể gây nghi hoặc cho nhiều người, song ý tưởng đằng sau đồng tiền này vẫn giữ nguyên: với đồng tiền giữ được giá, bạn có cớ để tiết kiệm. Đó không phải là điều mà bạn phải dậy con cái. Đó là thứ được "lập trình" vào trong suy nghĩ của tất cả mọi người. Nó thay đổi tất cả các động lực của chúng ta.

Bitcoin được gây dựng dựa trên ý tưởng rằng nguồn tiền có thể, và nên được đặt giới hạn. Nếu như 21 triệu đồng Bitcoin có thể được tạo ra, không ai trong số chúng ta sẽ còn sống đến thời điểm đó. Trong khi đó, chỉ một "hộp" Bitcoin được đưa vào kho 10 phút một lần. Bạn không thể tạo ra thêm Bitcoin bằng cách vay nợ. Một thị trường tín dụng Bitcoin có thể xuất hiện, và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra,song thị trường tín dụng đó sẽ không làm cho các đồng bitcoin mới đột nhiên xuất hiện trên thị trường.

Đó là lý do vì sao Bitcoin là một đồng tiền "giảm phát". Đó cũng là lý do vì sao Paul Krugman ghét Bitcoin tới vậy. Ông là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, giáo sư của Đại học Princeton và là một đại biểu của trường phái kinh tế học Keynes mới. Năm 2008, ông được trao giải Nobel Kinh tế.

Năm 2011, Paul Krugman đã rất tinh tế nhận ra rằng đồng tiền này phá vỡ qui luật của cả một thế kỉ:

"Thực tế, Bitcoin đã tạo ra thế giới chuẩn mực vàng của riêng mình, trong đó lượng tiền là không đổi, thay vì bị ảnh hưởng bởi các nhà máy in tiền...

Điều mà chúng ta muốn từ một hệ thống tiền tệ không phải là để những người tiết kiệm giàu hơn; chúng ta muốn các thương vụ diễn ra và cả nền kinh tế trở nên giàu có. Điều đó không xảy ra với Bitcoin.

Và do đó, chúng ta có lý do để giữ đồng tiền ảo này lại, chứ không phải là đem nó ra tiêu. Giá trị của các giao dịch bằng Bitcoin đang giảm chứ không tăng. Điều đó có nghĩa là các sản phẩm Bitcoin vớ vẩn đã bị giảm giá trị."

Điều quan trọng là: suy nghĩ của Paul Krugman chả có ý nghĩa gì cả. Chúng ta không cần biết có bao nhiêu nhà kinh tế đạt giải thưởng Nobel chống lại và sỉ nhục Bitcoin. Lý do là vì Bitcoin không phải là một "chính sách" tạo ra bởi các trí thức gia thượng lưu. Đây là một đồng tiền có giá dựa trên thị trường, được tạo ra bởi một doanh nhân và được chọn bởi người tham gia thị trường.

Và bài học tiếp theo từ Bitcoin đã được đặt ra: đồng tiền, cũng giống như tất cả các hàng hóa khác trong xã hội, có thể được sản xuất và quản lý bởi thị trường tự do. Điều đó là hoàn toàn ngược lại so với các quan điểm học thuật trong suốt 100 năm qua.

Tất cả các chuyên gia đều sẽ nói rằng các chính quyền cần phải tạo ra và quản lý đồng tiền đó. Nếu chúng ta không làm điều đó, kinh tế sẽ hỗn loạn. Bitcoin chứng tỏ điều ngược lại, rằng đồng tiền có thể tự sinh ra từ thị trường, dựa trên các hành động tự nguyện, và không cần các tri thức cao cấp để quản lý.

Nếu như các đồng tiền trên thế giới dịch chuyển về hướng Bitcoin, chúng ta sẽ thấy mọi người thay đổi cách sử dụng và quản lý đồng tiền. Chúng ta sẽ thấy quá trình sụt giảm vốn bị đảo ngược: tăng vốn sẽ trở thành tiêu chuẩn tiếp theo. Mọi người có đầy đủ lý do để tránh nợ và bắt đầu tiết kiệm một lần nữa.

Con trẻ của chúng ta cũng sẽ học được 1 vài điều về việc chi tiêu hợp lý và hi sinh để nhằm đạt được lợi ích lâu dài. Một viễn cảnh thật đẹp: vẻ đẹp của thời kì xa xưa trở lại thế giới hiện đại.

Và với đồng tiền trở lại bàn tay của thị trường – thị trường sẽ trở lại tự do một lần nữa.

Jeffrey Tucker - lfb.org

Lê Hoàng dịch

Chủ đề khác