VnReview
Hà Nội

Sony rao bán trụ sở chính ở Tokyo, cắt giảm 1000 nhân lực ở Mỹ

Sony hiện đang tìm cách để bán trụ sở cũ và các tòa nhà lân cận của hãng ở trung tâm Tokyo, để có đủ lượng tiền mặt xoay vòng vốn và tiếp tục "chiến đấu" để ngăn chặn thua lỗ từ kinh doanh mặt hàng điện tử tiêu dùng, theo nguồn tin nội bộ cho biết.

Sony rao bán trụ sở chính ở Tokyo, cắt giảm 1000 nhân lực ở Mỹ

Trong năm 2013, Sony cũng đã phải bán đi trụ sở mang tính biểu tượng nhất ở Mỹ với giá trị lên đến 1,1tỷ USD tại địa chỉ 550 Madison Avenue. Sự sụt giảm mạnh nhu cầu trên thị trường TV và máy tính cá nhân cũng đã khiến người khổng lồ công nghệ Nhật Bản phải "chia tay" với một tòa nhà chính của hãng ở Tokyo với giá 1,1 tỷ USD vào tháng Hai năm ngoái.

Tuy nhiên dường như tình hình vẫn chưa được cải thiện do đó giờ đây, hãng đang tìm cách bán thêm một toà nhà khác để có thêm tiền trang trải việc kinh doanh. Được biết, tòa nhà mà hãng đang tìm cách để rao bán hiện đang được dùng để kinh doanh dịch vụ y tế và các hoạt động khác không liên quan đến người dùng, và đây cũng đã từng là tòa nhà trụ sở chính cũ của Sony trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2007.

Khu vực này ở phường Shinagawa Ward, thường được gọi với cái tên "Gotenyama", được xem như là "cái nôi" của Sony, nơi mà hai nhà sáng lập Akio Morita và Masaru Ibuka đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng với các thiết bị ra đời dưới sự sáng tạo tài tình của họ, từ chiếc những chiếc đài bán dẫn đầu tiên cho đến máy nghe nhạc cầm tay Walkman hay Trinitron TV. Morita và Ibuka đã chuyển đến khu vực này vào năm 1947, một năm sau sự ra mắt của Sony, hãng cũng đã xây dựng hơn 10 tòa nhà trong khu vực này và thường được mệnh danh là "làng Sony".

Sau khi kế hoạch bán đi trụ sở cũ đi trụ sở cũ được tiết lộ, nhiều người lo ngại cho số phận những toàn nhà còn lại ở "làng Sony". Tuy nhiên, các quan chức Sony đã khẳng định rằng nơi mà hai nhà đồng sáng lập Morita và Ibuka đã đưa ra sáng kiến ​​trong những ngày đầu của Sony thì nay đã trở thành một viện bảo tàng lịch sử và là nơi "không phải để bán".

Mặc dù Sony đã có nhiều nỗ lực không ngừng trong thời gian gia, nhưng những thách thức mà hãng phải đối mặt vẫn ngày một gia tăng, hãng cũng đã phải từ bỏ mảng kinh doanh máy tính, từ bỏ thương hiệu Vaio và tập trung vào điện thoại thông minh, trò chơi và máy ảnh. Đầu tuần này, Sony cũng đã cho biết về kế hoạch cắt giảm khoảng 1.000 lao động ở Mỹ như một phần của kế hoạch lớn hơn nhằm cắt giảm 5.000 lao động trên toàn cầu trong thời gian tới.

Không biết rồi đây Sony sẽ còn tiếp tục rao bán gì nữa khi mà quy mô trụ sở ngày càng bị thu hẹp và cuộc đua tranh ở thị trường toàn cầu ngày càng tàn khốc?;

Tiến Tùng

Theo Wall Street Journal

Chủ đề khác