VnReview
Hà Nội

AMD chính thức ra mắt chip ARM dành cho máy chủ

Trễ hẹn gần 3 năm song phải tới bây giờ AMD mới ra mắt sản phẩm chip ARM đầu tay của mình.

http://www.extremetech.com/extreme/221282-amds-first-arm-based-processor-the-opteron-a1100-is-finally-here

Theo Extreme Tech, trong ngày hôm nay, AMD đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm ARM đầu tiên của mình: Opteron A1100. Hãng sản xuất chip này đã từng công bố kế hoạch tham gia vào thị trường ARM từ năm 2013 và phát hành sản phẩm vào giữa năm 2014. AMD được cho là đã phát hành sản phẩm mẫu theo khung thời gian này, nhưng phải tới bây giờ Opeteron A1100 mới chính thức ra mắt.

Dòng Opteron A1100 sở hữu đầy đủ các tính năng mà AMD đã hứa hẹn khi đưa ra các thông tin ban đầu về sản phẩm này. A1100 được trang bị tối đa 8 nhân Cortex-A57, trong đó mỗi cặp nhân cùng chia sẻ 1MB L2 cache. Toàn bộ cụm CPU được trang bị 8MB L3 cache, đồng thời hỗ trợ cả DDR3, DDR4 và công nghệ bộ nhớ ECC.

Khi được sử dụng cùng với DDR4 DIMM, A1100 hỗ trợ tối đa 64GB bộ nhớ cho mỗi kênh (tổng cộng 128GB), còn khi sử dụng với DDR4 thường, bộ nhớ được hỗ trợ sẽ là 64GB cho cả 2 kênh. Bo mạch của Opteron A1100 cũng bao gồm 2 cổng 10GbE, 14 cổng SATA3 và 1 khe PCIe 3.0 x8.

3 sản phẩm hoàn thiện của dòng A1100 sẽ là A1120 (1.7GHz, mức TDP 25W), A1150 (2GHz, TDP 32W) và A1170 (2GHz, TDP 32W). A1120 chỉ có 4 nhân trong khi A1150 và A1170 cùng có 8 nhân; cả 3 mẫu chip này đều có L3 và hỗ trợ các loại bộ nhớ tương tự nhau. Nếu như các con số TDP (hệ suất thoát nhiệt) được công bố tuân theo các quy chuẩn trước đây của AMD, mức 25W-32W sẽ là mức thoát nhiệt tối đa của các dòng chip này, thay vì là mức thoát nhiệt trong điều kiện hoạt động thông thường.

http://www.extremetech.com/extreme/221282-amds-first-arm-based-processor-the-opteron-a1100-is-finally-here

Liệu Opteron A1100 có thành công hay không?

Hiện tại, AMD đã tìm được một số đối tác với sự hỗ trợ của nhà sản xuất bo mạch chủ Softlron, song thông tin trên trang web của công ty cho biết A1100 mới chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế.

Quyết định lấn sân vào thị trường chip ARM dành cho máy chủ của AMD vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Đầu tiên, AMD khẳng định với báo giới rằng dòng A1100 sẽ cạnh tranh trực tiếp với dòng chip Atom Avoton được Intel ra mắt vào năm 2013. Nếu như AMD giữ được lịch trình ban đầu của mình, công ty này có thể đã đạt được lợi thế lớn hơn trong thị trường máy chủ mật độ cao (dense computing) còn đang mới mẻ.

Nhưng, kể từ thời điểm ra mắt ban đầu của A1100 vào năm 2014 cho tới ngày hôm nay, Intel đã kịp ra mắt một dòng sản phẩm vi xử lý máy chủ khác: chip Xeon-D được sản xuất trên chu trình 14nm. Dòng Xeon-D có sức cạnh tranh hết sức mạnh mẽ: Anandtech thậm chí còn khẳng định "Xeon-D có lẽ là sản phẩm tuyệt vời nhất mà Intel đã từng ra mắt trong nhiều năm qua". Xeon-D không thực sự phù hợp cho HPC (điện toán hiệu năng cao) hay các hệ thống đòi hỏi lượng bộ nhớ lớn, song các yêu cầu còn lại đều được dòng chip này vượt qua một cách hoàn hảo.

http://www.extremetech.com/extreme/221282-amds-first-arm-based-processor-the-opteron-a1100-is-finally-here

AMD cho biết sẽ bán A1100 với giá khởi điểm khoảng 150 USD (tức khoảng 3,4 triệu đồng), cho phép dòng chip này cạnh tranh mạnh mẽ với Atom. Đổi lại, lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại có lẽ sẽ là không cao.

Sự chậm trễ của AMD có thể sẽ khiến doanh thu của A1100 bị sụt giảm, song đây có lẽ vẫn là một bước đi thông minh. Khó có thể nói rằng AMD đã chậm chân khi chưa một đối thủ nào trên thị trường ARM kịp thời tung ra một sản phẩm tương thích với Intel. Hệ sinh thái cũng như mạng lưới hỗ trợ mà các máy chủ ARM đòi hỏi để có thể cạnh tranh được với các đối thủ x86 hiện tại vẫn còn rất non trẻ, và nếu như phần mềm không đủ tốt thì phần cứng sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Rory Read, CEO cũ của AMD, cho rằng quyết định mua lại SeaMicro và đầu tư vào ARM là một kế hoạch lâu dài bởi theo ông, chip ARM sẽ chiếm ít nhất là 15% thị trường server vào năm 2018. Quan niệm này giờ đây rõ ràng là sai lầm, bởi ARM không thể vươn từ 0% lên 15% trong vòng chưa đầy 24 tháng.

Đứng từ góc nhìn này, A1100 là một sản phẩm mang tính chất chứng minh ý tưởng. Sản phẩm này có lẽ sẽ không mang tới hiệu năng cạnh tranh đáng kể nhưng vẫn sẽ mang tới cho AMD và các đối tác một khoản lợi nhuận nho nhỏ, đồng thời giúp đẩy mạnh thiết kế cho thế hệ thứ 2. Trong quá khứ, AMD đã từng khẳng định A1100 sẽ là sản phẩm ARM đầu tiên của hãng, tiếp đó là K12. AMD chưa từng đưa ra tuyên bố nào về K12 kể từ khi kỹ sư trưởng Jim Keller ra đi, song có lẽ dòng chip này sẽ kịp ra mắt vào năm 2017.

http://www.extremetech.com/extreme/221282-amds-first-arm-based-processor-the-opteron-a1100-is-finally-here

Có vẻ như AMD đã quyết định đúng đắn khi đẩy lùi lịch ra mắt A1100 thay vì cố gắng tung ra sản phẩm này vào năm 2014. Thị trường máy chủ quan tâm đến độ ổn định và các giải pháp phần mềm hơn là hiệu năng. Trong trường hợp khả dĩ nhất, Opteron A1100 sẽ khởi động thị trường máy chủ ARM, đạt được một vài thắng lợi nhỏ và mang tới khả năng cạnh tranh đủ lớn để khiến khách hàng quan tâm tới các thị trường tương lai. Nếu như AMD hay Qualcomm muốn thị trường này bùng nổ, họ cần mang tới các thiết kế và phần cứng tốt hơn.

Lê Hoàng

Chủ đề khác