VnReview
Hà Nội

"Kiến trúc 64 bit" chỉ là một chiêu tiếp thị của Apple?

Một trong những đặc điểm gây chú ý nhất của chiếc smartphone iPhone 5S mới được Apple trình làng là vi xử lý dựa trên kiến trúc 64-bit. Nhưng liệu kiến trúc này có thật sự "hoành tráng" như những gì Apple giới thiệu hay không?

Bài liên quan:

Tổng thuật sự kiện ra mắt iPhone 5S và iPhone 5C

Điềm không lành cho iPhone 5S, 5C: Cổ phiếu Apple giảm 1,7%

Nỗi thất vọng mang tên iPhone 2013

Nhiều người cho rằng vi xử lý A7 SoC với kiến trúc 64-bit trên iPhone 5S sẽ tốt hơn "gấp đôi" so với nền tảng 32-bit của các thiết bị di động hiện nay. Nhưng thực tế không hẳn như vậy.

"Kiến trúc 64 bit" chỉ là một chiêu tiếp thị của Apple?

iPhone mới được giới thiệu là sở hữu "kiến trúc của máy tính để bàn". Tuy nhiên, hầu hết mọi người không hiểu kiến trúc máy tính cơ bản thực sự hoạt động như thế nào, và do đó cảm thấy vui mừng chỉ đơn giản vì số liệu liên quan đến chip xử lý lớn hơn trước mà thôi.

Kiến trúc 64-bit muốn phát triển đầy đủ các thế mạnh của mình còn phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ RAM của thiết bị. Với nền tảng 32-bit, bộ xử lý của thiết bị có thể quản lý được 4GB RAM theo lý thuyết và 2 - 3GB RAM trong thực tế. Còn với kiến trúc 64-bit, con số này lên đến 16 Exabyte, tương đương với hơn... 16 tỉ GB RAM. Vì vậy, kiến trúc 64-bit có vẻ như phù hợp với các máy chủ hơn là với một chiếc smartphone như iPhone 5S.

"Kiến trúc 64 bit" chỉ là một chiêu tiếp thị của Apple?

Trên thị trường hiện nay, các ứng dụng 64-bit dành cho điện thoại là vô cùng hiếm. Để "vỗ về" người dùng, Apple đã lên tiếng khẳng định iPhone 5S hoàn toàn có thể chạy được các ứng dụng cũ viết trên nền tảng 32-bit. Tuy nhiên, trong thực tế, một ứng dụng 32-bit rất dễ gặp khả năng chạy chậm hơn trên một bộ xử lý 64-bit. Bởi vì hệ điều hành phải chạy các ứng dụng này thông qua một lớp mô phỏng.

"Kiến trúc 64 bit" chỉ là một chiêu tiếp thị của Apple?

Một vấn đề nữa mà Apple cũng như các nhà sản xuất thiết bị di động khác thường cố tình "nhập nhằng" là khái niệm "bộ nhớ" và "bộ nhớ lưu trữ" của sản phẩm. Nhiều người dùng nghĩ rằng khi họ mua một chiếc smartphone 32GB, điều đó có nghĩa là điện thoại của họ có 32 GB bộ nhớ. Nhưng thực tế không phải vậy.

Điển hình như iPhone 5, chiếc smartphone này chỉ có 1GB bộ nhớ RAM hệ thống. Trong buổi công bố sản phẩm ngày hôm qua, Apple cũng không đề cập đến liệu con số này có được nâng cấp trên iPhone 5S hay không. Nhưng chắc chắn ít nhất cũng phải mất vài năm nữa những chiếc smartphone mới có thể sở hữu 4GB bộ nhớ RAM.

"Kiến trúc 64 bit" chỉ là một chiêu tiếp thị của Apple?

Vậy thì, vi xử lý A7 SoC với kiến trúc 64-bit của iPhone 5S liệu có thực sự phải là một bước tiến mới trên thị trường smartphone? Hay đây đơn thuần chỉ là một chiêu tiếp thị sản phẩm của Apple đánh vào tâm lý thích những "số to" của người dùng?

QS

Theo Neowin, Extreme Tech

Chủ đề khác