VnReview
Hà Nội

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của smartphone Trung Quốc qua số liệu thống kê

Trong vòng 3 năm, những công ty Trung Quốc kém tên tuổi như Huawei, ZTE, Coolpad và đáng chú ý nhất là Xiaomi đã "gặm nhấm" dần thị phần của Samsung trên thị trường quốc tế. Hãy cùng nhìn lại sự thay đổi của thị trường smartphone toàn cầu từ năm 2013 tới những dự đoán dành cho 2015.

Trong vòng 3 năm, những công ty Trung Quốc kém tên tuổi như Huawei, ZTE, Coolpad và đáng chú ý nhất là Xiaomi đã "gặm nhấm" dần thị phần của Samsung trên thị trường quốc tế. Hãy cùng nhìn lại sự thay đổi của thị trường smartphone toàn cầu từ năm 2013 tới những dự đoán dành cho 2015.

Thống kê sản lượng và thị phần toàn cầu của top 10 hãng sản xuất hàng đầu thế giới

2 quý tài chính tương đối u ám của Samsung trong năm vừa qua là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Trung Quốc đang dần vươn lên để trở thành thế lực hàng đầu trong thị trường smartphone vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Số liệu của Trendforce tổng hợp là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này: trong năm 2013, cứ 3 chiếc smartphone bán ra trên toàn cầu thì một chiếc mang sẽ thương hiệu Samsung Galaxy. Đến năm 2014, thị phần của Samsung giảm còn 28%. Nếu chỉ còn giữ lại 26,6% thị phần trong năm 2015, Samsung sẽ để mất tới 1/6 thị phần chỉ trong vòng 3 năm.

Thị phần của Apple cũng không tăng trưởng trong khoảng thời gian từ 2013 – 2015. Trong năm qua, Apple đã để mất 0,2% thị phần. Tuy vậy, với vị thế thống trị hoàn toàn trên phân khúc cao cấp – phân khúc sinh lời nhiều nhất, Apple hoàn toàn có thể để mặc cho các đối thủ khác đối đầu trên những miếng bánh ít "béo bở" hơn.

Trong vòng 3 năm, những công ty Trung Quốc kém tên tuổi như Huawei, ZTE, Coolpad và đáng chú ý nhất là Xiaomi đã "gặm nhấm" dần thị phần của Samsung trên thị trường quốc tế. Hãy cùng nhìn lại sự thay đổi của thị trường smartphone toàn cầu từ năm 2013 tới những dự đoán dành cho 2015.

Một trong những nguyên nhân khiến Samsung tụt dốc là do thích ứng kém, ví dụ chiếc Galaxy S5 vẫn sử dụng chất liệu nhựa

Đau đớn nhất có lẽ là Nokia và RIM (BlackBerry): cả 2 tên tuổi huyền thoại này đều đã biến mất khỏi top 10 thị phần toàn cầu – theo số liệu của Trendforce. Đúng với tình cảnh khó khăn trong những năm gần đây, Sony tụt dần khỏi top 10: từ vị trí số 6 trong năm 2013, Sony tụt xuống vị trí số 8 (3,9% sản lượng toàn cầu) trong năm 2014. Đến năm 2015, Sony sẽ ngấp nghé ở vị trí số 10.

Trái ngược với tình cảnh của những người hùng thất thế này, các công ty Trung Quốc vươn lên chiếm lĩnh phần lớn các vị trí trong top 10 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Đáng chú ý hơn cả vẫn là Xiaomi: dù không hề góp mặt trong top 10 trong năm 2013, Xiaomi vươn lên vị trí số 6 trong năm 2014 với 5,2% thị phần toàn cầu ;và còn "lăm le" chiếm vị trí thứ 3 của Lenovo. Dù vẫn tăng đáng kể sản lượng từ năm 2013 (4,9%) sang năm 2014, Lenovo có lẽ đã để mất vị trí số 3 nếu như không mua lại Motorola từ tay Google.

Dù mắc phải các rắc rối pháp lý với Mỹ (bị chính phủ Obama cáo buộc là "tay trong" của quân đội Trung Quốc), ZTE và Huawei vẫn liên tiếp tăng thị phần toàn cầu trong 2 năm vừa qua. Trong số các thương hiệu smartphone truyền thống, chỉ duy nhất LG là không bị suy giảm khi tăng thị phần từ mức 4,3% của năm 2013 lên 6,0% của năm 2014.

Trong vòng 3 năm, những công ty Trung Quốc kém tên tuổi như Huawei, ZTE, Coolpad và đáng chú ý nhất là Xiaomi đã "gặm nhấm" dần thị phần của Samsung trên thị trường quốc tế. Hãy cùng nhìn lại sự thay đổi của thị trường smartphone toàn cầu từ năm 2013 tới những dự đoán dành cho 2015.

Smartphone cấu hình cao giá rẻ là một trong những trào lưu di động đáng chú ý nhất của năm 2014

Sau nhiều năm bùng nổ, đặc biệt là với sự trỗi dậy của Android tại các thị trường giá rẻ, sang năm 2015 toàn bộ thị trường smartphone toàn cầu có thể sẽ chững lại vào năm 2015. Trong năm 2014, tổng sản lượng smartphone toàn cầu tăng gần 240 triệu chiếc so với năm 2013 và đạt mức 1 tỷ 116,9 triệu đơn vị. Sang năm 2015, mức tăng sẽ chỉ còn là hơn 120 triệu chiếc, theo dự đoán của Trendforce.

Lê Hoàng

Theo PhoneArena

Chủ đề khác