VnReview
Hà Nội

Đến lượt Microsoft "săn" các công ty bảo mật giả mạo

Sau khi các nhà chức trách Mỹ đóng cửa 2 công ty lừa khách hàng mua phần mềm diệt virus giả mạo, Microsoft cũng sẽ thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm chống lại hành vi này.

Sau khi các nhà chức trách Mỹ đóng cửa 2 công ty lừa khách hàng mua phần mềm diệt virus giả mạo, Microsoft cũng sẽ thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm chống lại hành vi này.

Trong tuần qua, Microsoft đã chính thức khởi kiện một số công ty; bảo mật giả mạo với cáo buộc sử dụng "các biện pháp kinh doanh lừa đảo và vi phạm thương hiệu". Một trong số này là Omnitech Support, một công ty đã cố tình "sử dụng tên gọi Microsoft, thương hiệu Microsoft và dịch vụ của Microsoft một cách sai trái" nhằm lừa đảo người dùng trả tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

Các vụ lừa đảo này được thực hiện trong cùng một cách: kẻ lừa đảo gọi điện cho người dùng và khẳng định là nhân viên làm việc cho Microsoft hoặc nhân viên làm việc cho đối tác của Microsoft. Kẻ lừa đảo này sau đó sẽ khẳng định máy tính của bạn bị nhiễm virus và yêu cầu được điều khiển máy tính từ xa (remote-control). Sau khi cài đặt một phần mềm giả dạng virus khiến cho người dùng sợ hãi, tên này sẽ khẳng định có thể sửa lỗi và yêu cầu bạn trả tiền. Nếu bạn đồng ý, kẻ lừa đảo không chỉ thu được tiền mà còn nắm được thông tin thẻ tín dụng và nhiều loại thông tin nhạy cảm khác của bạn.

Microsoft đã cử người trực tiếp liên hệ với các bị đơn và giả dạng làm nạn nhân tiềm năng. Tất cả các bị đơn đều khẳng định máy tính của "điệp viên" Microsoft bị nhiễm mã độc (thực tế máy tính hoàn toàn bình thường) và đều đòi trả một khoản tiền lớn để sửa lỗi cho những chiếc máy tính hoàn toàn bình thường này.

Microsoft cũng đã thực hiện một chiến dịch truyền thông giúp người dùng tránh bị lừa đảo

Một số người dùng không may mắn bị lừa theo kiểu này trước đó đã liên hệ trực tiếp với Microsoft và khẳng định máy tính của họ bị chậm/mất ổn định sau khi được "quét diệt virus". Tuyên bố của gã khổng lồ phần mềm cho biết mỗi năm người dân Mỹ tiêu tốn tới 1,5 tỷ USD cho các vụ lừa đảo dạng này.

Trước đó, Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ đã trực tiếp đóng cửa 2 công ty do hành vi lừa người dùng mua và cài các phần mềm diệt virus giả mạo. Trong vụ kiện của mình, Microsoft cũng đang yêu cầu tòa án phải ra lệnh cấm hoạt động với các bị đơn và cũng yêu cầu một khoản tiền bồi thường chưa được tiết lộ.

Lê Hoàng

Theo Cnet

Chủ đề khác