VnReview
Hà Nội

Khí độc ở thủ đô ô nhiễm nhất thế giới

Bạn có thể đang nghĩ đấy là thủ đô của Trung Quốc - công xưởng thế giới. Nhưng không, đấy là thủ đô của Ấn Độ, Delhi, quốc gia đông dân thứ hai sau Trung Quốc. Tại đây nếu không có mặt nạ phòng hơi độc, bạn có thể chết vì lao phổi sau vài năm.

Sau đây là bài lược dịch của một người dân đang sống tại Delhi. Cô có một người chồng và hai đứa con cùng sinh sống tại thành phố này:

Nếu như tại London, thủ đô nước Anh, nồng độ PM 2.5 (hạt bụi mịn có kích thước 2,5 mm hay nhỏ hơn) đạt mức 57, tức cao gấp 6 lần tiêu chuẩn cho phép; thì tại Delhi, người ta chỉ dám mơ một bầu không khí không bị che mờ.

Air pollution in Delhi

Tại đây chỉ trong vòng vài phút, máy đo các hạt bụi có thể gây ung thư (carcinogen) đã đạt mức 215, tức gấp 21 lần tiêu chuẩn cho phép. Những hạt này sau khi chui vào cuống phổi con người, chúng sẽ "chu du" cùng với các mạch máu để đến từng tế bào trong cơ thể. Trong khi đó, nồng độ PM 2.5 ở Delhi hồi tuần trước đã gần chạm mức 300 (ở London là 57). Đấy là mức được mô tả như "tận thế của khí quyển".

Có một niềm tin mà hầu như mọi người trên hành tinh này cùng chia sẻ - thủ đô Trung Quốc, Bắc Kinh, là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Thế nhưng hồi tháng 5 năm ngoái, tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO) công bố rằng bầu không khí ở Delhi thậm chí còn độc hại gấp 2 lần Bắc Kinh.

Hệ quả là, như truyền thông đã kể với chúng tôi, hàng năm có 1,3 triệu người chết vì các tổn thương lên phổi và đường hô hấp. Ô nhiễm không khí trở thành sát thủ giết người nhiều thứ 2, sau bệnh tim mạch tại Ấn Độ.

Air quality measurement in Delhi from 2010 - 2014

Bảng theo dõi chất lượng không khí ở Delhi tính đến 2014

Chỉ mới 2 tháng trước đây, khi truyền hình và báo chí tại Ấn cùng bắt đầu đưa ra các báo cáo chi tiết, chúng tôi chợt rùng mình, với cảm giác hốt hoảng thật sự. Nó như là bạn vừa được nghe tin rằng mình đang sống bên cạnh một ngọn núi lửa đang hoạt động, có bùng nổ bất kỳ lúc nào...

Ngay lập tức, chúng tôi đóng tất cả mọi cánh cửa và bịt chặt các kẽ hở. Không có bất kỳ chú ruồi sặc sỡ nào được phép lọt nào. Chúng tôi bắt đầu kiểm tra các chỉ số về không khí như đang bị yểm bùa.

Sau đấy, chúng tôi vội vã đi mua mặt nạ phòng hơi độc, ngồi trong những chiếc xe hơi như thể những tên cướp trên xa lộ. Nhưng cô con gái gần 3 tuổi của chúng tôi nhất định không để thứ gì lên mặt nó. Còn đứa con trai của chúng tôi chỉ đeo được một ngày, chỉ vì tôi bảo nó trông như... Người Nhện.

Bụi ô nhiễm khiến các phương tiện phải bật đèn xe cả ngày lẫn đêm

Mặc cho những cảnh báo của chúng tôi, nhiều người dân Delhi khác phản ứng với thái độ xem thường. Vài người khăng khăng: "Đó chỉ là bụi từ sa mạc thôi". "Những việc làm quá nhỏ bé chẳng giải quyết được gì", số khác hồi đáp.

Nhưng chúng tôi không nghĩ thế...

Khi chúng tôi nghe nói một số cây cảnh trong nhà có thể cải thiện chất lượng không khí, chúng tôi chạy ngay đến vườm ươm để mua lấy một số. Nhưng trên đường đi, người chủ vườn ươm cho biết đại sứ quán Mỹ đã mua sạch cả cái cuối cùng?!

Trong mọi trường hợp, chúng tôi cố gắng nghĩ ra cách để cải thiện tình hình. Chúng tôi cần tối thiểu 50 cái cây trong nhà. Chồng tôi đề nghị: "Mình có thể bỏ chiếc sofa để có chỗ cho chúng".

Sau đó, chúng tôi mua một máy đo ô nhiễm không khí từ một người bạn để kiểm tra tình hình, nhằm biết được việc mình làm có hiệu quả tới đâu.

Không có khái niệm tầm nhìn xa trên 10 km tại đây

Lúc bật máy lên, chỉ số PM 2.5 vọt qua ngoài mọi dự kiến, tới 44.000! Chồng tôi gãi đầu gãi tai, xem lại sách hướng dẫn sử dụng: "Trong này bảo 3.000 đã là nguy hiểm rồi". "Có lẽ máy bị hỏng", tôi đáp. Nhưng nó không hề hỏng... Chúng tôi liền liên hệ tới các chuyên gia vệ sinh.

Một buổi chiều, một thanh niên trẻ xuất hiện trước nhà chúng tôi với một máy lọc bụi và không khí, song được điều chỉnh lại "cho hợp" với tình hình ở Delhi. Sau 20 phút hút và lọc bụi trong phòng, chỉ số trên máy đo của chúng tôi bắt đầu tụt như rơi khỏi vách núi. Chúng tôi cùng nhìn và há hốc mồm, 44.000... 20.000... 11.000... Sau cùng, mọi thứ dừng lại ở con số 1.000.

Chỉ số PM 2.5 này vẫn còn cao hơn khá nhiều so với tiêu chuẩn chung toàn cầu. Và đấy chỉ mới là không khí ở trong nhà chúng tôi. Còn bầu trời bên ngoài ngôi nhà thì chúng tôi đành bó tay...

Các phương tiện giao thông cũ kỹ góp phần gây ô nhiễm không khí

Mới đây chính quyền vừa thông báo rằng, họ sẽ lắp đặt nhiều máy đo chất lượng không khí hơn nữa ở Delhi và sẽ bắt đầu cấm các phương tiện sử dụng diesel nhiều hơn 10 năm tuổi.

Song đó chỉ là giọt nước giữa đại dương khi so sánh với các chính sách tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, vốn dựa nhiều vào loại nhiên liệu gây ô nhiễm này.

Vấn đề là trong một số ngày, bạn sẽ không thấy bầu trời ô nhiễm. Nhưng trong nhiều tháng qua, có ít nhất hàng chục gia đình mà chúng tôi quen biết đã dời đi, có thể là đến các thành phố hay thị trấn sạch hơn, hoặc đi luôn khỏi Ấn Độ.

Nhưng không là gì so với các ống khói liên tục xả khí thải vào bầu trời

Dù vậy, tôi vẫn còn bị "kẹt" với khoản ưu đãi dành cho các cư dân lưu trú dài hạn. "Đừng lo lắng, chẳng có việc gì đâu", chính quyền khuyến khích. Song tôi bắt đầu nghĩ liệu đây có phải là lúc tính đến chuyện dời đi hay không.

So sánh với Delhi lúc này, London hay Bắc Kinh xem chừng vẫn còn tốt chán.

Huyền Thế

Theo BBC

Chủ đề khác