VnReview
Hà Nội

Sai lầm lớn nhất khi ứng tuyển vào các công ty công nghệ: Thổi phồng kinh nghiệm

Khi viết CV, gần như chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ thổi phồng một vài khía cạnh của bản thân. Tuy vậy, với các lĩnh vực phần cứng và phần mềm, điều này sẽ khiến ứng viên gặp phải những khó khăn không đáng có.

Khi viết CV, gần như chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đều thổi phồng một vài khía cạnh của bản thân. Tuy vậy, với các lĩnh vực công nghệ, điều này sẽ khiến ứng viên gặp phải những khó khăn không đáng có.

Trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider, Tyler Mikkelson, nhà tuyển dụng tại công ty tuyển dụng nổi tiếng Mondo cho biết khi ứng tuyển vào các công ty công nghệ, các nhà phát triển phần mềm và các kỹ sư thường liệt kê các kỹ năng mà họ không có kinh nghiệm thực tế vững chắc. Ví dụ, nhiều ứng viên thường đưa vào hồ sơ của mình một công nghệ mà họ đã sử dụng từ tận 10 năm về trước, hoặc một công nghệ mà họ có tiếp xúc nhưng chưa bao giờ nắm rõ.

"Nếu như một công nghệ nào đó xuất hiện trong phần mô tả công việc của vị trí mà bạn đang ứng tuyển, bạn phải sẵn sàng thảo luận công nghệ đó. Kể cả trong trường hợp công nghệ đó không phải là 'miếng cơm' chính của bạn, bạn vẫn cần phải tìm hiểu về công nghệ đó trước khi đi phỏng vấn", ông Mikkelson khẳng định.

Thực tế, chiến lược phỏng vấn dạng "thổi phồng bản thân" này không chỉ tồn tại trong một ngành nghề duy nhất. Song, với ngành công nghệ, đây là một vấn đề khá nổi trội vì các ứng viên luôn hiểu rõ rằng các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các hồ sơ có đề cập tới các ngôn ngữ lập trình "hot" nhất, các từ khóa nổi trội nhất như "điện toán đám mây" hoặc "Big Data".

"Nếu như ứng viên thêm một vài công nghệ 'hot' vào CV của mình, cơ hội được mời đi phỏng vấn của họ sẽ tăng lên. Họ sẽ đề cập các công nghệ này trong mục 'Công nghệ đã từng sử dụng' hoặc trong mục 'Kỹ năng', và điều đó có nghĩa rằng họ có thể chưa từng sử dụng công nghệ này một cách chuyên sâu".

Hiển nhiên, khi không thể giải thích rõ ràng về các công nghệ mà chính bạn đã đề cập trong các buổi phỏng vấn, ấn tượng của các nhà tuyển dụng sẽ là rất tồi tệ.

Khi viết CV, gần như chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đều thổi phồng một vài khía cạnh của bản thân. Tuy vậy, với các lĩnh vực phần cứng và phần mềm, điều này sẽ khiến ứng viên gặp phải những khó khăn không đáng có.

Chủ quan tới mức coi thường nhà tuyển dụng

Bên cạnh vấn đề "thổi phồng" nói trên, các ứng viên vào các công ty hi-tech cũng thường mắc phải một sai lầm không kém phần nghiêm trọng. Theo ông Mikkelson, "Bạn sẽ thấy bất ngờ vì quá nhiều ứng viên không thèm tìm hiểu về công ty mà họ đang ứng tuyển".

Thực tế, sai lầm này cũng có một lý do rất đặc trưng: thị trường nhân lực luôn thiếu hụt nguồn cung kỹ sư phần cứng và phần mềm, dẫn đến tâm lý chủ quan của các ứng viên khi đi phỏng vấn – họ luôn tin chắc rằng mình sẽ nhận được việc làm.

Tuy vậy, chính tâm lý chủ quan sẽ làm hại bạn: "Đôi khi, khách hàng của chúng tôi sẽ loại bỏ một vài ứng viên vì những người này tỏ ra thiếu quan tâm đối với chính cuộc phỏng vấn của họ".

Vậy, đâu là lời khuyên cho các chuyên gia công nghệ tương lai? Đầu tiên, hãy thực sự tìm hiểu sâu về các công nghệ đang 'hot' hiện nay. Tiếp đó, hãy tỏ ra nhiệt huyết với công việc tương lai của bạn – trong rất nhiều trường hợp, thái độ đúng đắn (thay vì trí thông minh hay kỹ năng thành thạo) mới là chìa khóa dẫn đến thành công.

Lê Hoàng

Theo Business Insider

Chủ đề khác