VnReview
Hà Nội

Xây dựng thành phố thông minh hơn bằng dữ liệu

Liên Hợp Quốc dự đoán đến năm 2050, 66% dân số thế giới sẽ tập trung sống ở khu vực thành thị và châu Á sẽ là động lực chính của hiện tượng di dân này. Vào năm 1950, chỉ có 17% dân số châu Á sống ở các khu vực thành thị. Tới năm 2030, con số này sẽ lên đến hơn 55%. Điều này đồng nghĩa với việc dân số đô thị ở khu vực châu Á sẽ gia tăng từ 232 triệu người lên 2,7 tỷ người.

thành phố tương lai

Thành phố thông minh - Công nghệ của tương lai

Hiện nay, châu Á là nơi tập trung của các thành phố lớn nhất thế giới như: Tokyo – 38 triệu dân, Delhi – 25 triệu dân, Thượng Hải – 23 triệu dân và Mumbai – 21 triệu dân. Với mức độ phát triển đô thị hóa chưa từng có trước đây, chính phủ các nước liên tục chịu sức ép về việc phát triển cơ sở hạ tầng và triển khai các chính sách hướng tới xã hội bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Công nghệ luôn là nền tảng hỗ trợ các nhà lãnh đạo của mỗi quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất đã đề ra. Thực tế, hãng nghiên cứu thị trường Navigant Research dự báo đầu tư cho công nghệ hằng năm đối với các thành phố thông minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng gấp 4 lần, lên 11,3 tỷ USD vào năm 2030.

Nhưng, thành phố thông minh là gì? Đây là một câu hỏi mà cả khu vực công và khu vực tư đang vật lộn tìm câu trả lời, đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo định nghĩa tổng quát thì thành phố thông minh là khu vực đô thị sử dụng công nghệ để tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Dưới một góc độ sâu sắc hơn, Frost & Sullivan dự đoán các thành phố thông minh sẽ được đánh giá dựa trên mức độ thông minh và khả năng kết hợp cơ sở hạ tầng với các lĩnh vực y tế, năng lượng, xây dựng, giao thông và quản trị.

Bên cạnh các định nghĩa kể trên, hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng số lượng các thiết bị và ứng dụng tạo ra dữ liệu đang gia tăng một cách đáng kể như camera giám sát, cảm biến, các ứng dụng định vị cùng với các dịch vụ khác có thể được dùng để thu thập thông tin về các khu vực thành thị phục vụ mục đích cung cấp cho các nhà lãnh đạo nhịp sống của thành phố để giúp họ xác định có cần phải triển khai hay thay đổi chính sách.

Lưu trữ và sử dụng Internet of Things

Các sáng kiến thành phố thông minh trên khắp thế giới đang tập trung ngày càng nhiều vào Internet of Things hay IoT. Chính quyền của nhiều quốc gia đang chạy đua tìm cách xây dựng các thành phố bền vững kiểu mới bằng sáng kiến công nghệ này. Thực tế, IDC cho rằng các quốc gia sẽ dành ra hơn 25% các khoản chi tiêu ngoài của chính phủ để triển khai, quản lý và hiện thực hóa giá trị kinh doanh của IoT tính đến năm 2018.

Vậy, IoT là gì? Hãy lấy thiết bị thu hình giám sát làm ví dụ, nó có thể tự động truyền tải thông tin về tình trạng giao thông sang một hệ thống khác có khả năng đưa ra gợi ý ngay lập tức cho các tài xế trong khu vực cần chuyển sang tuyến đường khác. Các hệ thống giao thông khác (như đường sắt, tàu điện ngầm hay đường hàng không) được kết nối sẵn trong một thành phố hay một khu vực, thậm chí trong một quốc gia cũng có thể điều chỉnh và nâng cao hiệu quả của chúng một cách phù hợp, và thu lợi nhuận từ một hệ thống các giao dịch truyền tải dữ liệu giữa các máy có khả năng hỗ trợ các phương tiện giao thông công cộng hoạt động dễ dàng.

Ví dụ, Singapore sử dụng một Hệ thống Giao thông Thông minh và tinh vi kết hợp vô số các hệ thống đã được kết nối sẵn như hệ thống Thu phí Đường bộ Điện tử, hệ thống giám sát và gợi ý tuyến đường trên đường cao tốc, cũng như hệ thống định vị toàn cầu GPS được lắp đặt trên mỗi chiếc xe taxi. Hệ thống thông minh này đã tạo điều kiện để Singapore trở thành một trong những thành phố thông thoáng nhất thế giới, với tốc độ trung bình của một chiếc xe hơi trên đường chính là 27km/h, so với tốc độ trung bình 16km/h ở Luân Đôn, 11km/h ở Tokyo và 5km/h ở Jakarta.

Từ các thiết bị cảm biến giám sát hoạt động ra vào, an ninh và phát hiện, cảnh báo cháy nổ của tòa nhà cho tới các thiết bị cảm biến giám sát điều kiện môi trường và mức độ tiêu thụ năng lượng, và một loạt các ứng dụng giám sát được kết nối trong mạng lưới khác, có thể dễ dàng nhận ra tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực công nghệ nãy sẽ tiếp tục phát triển đến mức nào.

Đồng thời, khối lượng dữ liệu phi cấu trúc sẽ ngày càng nhiều trong khi ở nhiều quốc gia, ngân sách dành cho công nghệ lưu trữ vẫn còn hạn chế. Chính phủ các nước sẽ cần xây dựng hệ thống lưu trữ có khả năng bảo quản dữ liệu lâu dài trong khi vẫn cung cấp khả năng truy cập và hiệu suất nhanh chóng cho nhân viên chính phủ và người dân.

Các giải pháp lưu trữ như Seagate Surveillance HDD, có 1 triệu giờ MTBF (thời gian trung bình giữa các sự cố) cho phép ổ cứng được lưu trữ tại địa điểm lắp đặt lâu hơn đồng thời giảm được chi phí triển khai lắp đặt. Bên cạnh đó, danh mục Ổ đĩa tự mã hóa (Self-Encrypting Drives) cho các doanh nghiệp và người dùng của Seagate đang giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà vẫn đáp ứng nhu cầu bảo mật của người dùng.

thành phố thông minh

Ở Singapore, một nhà cung cấp dịch vụ bảo mật hàng đầu đã lắp đặt 18.000 camera có kết nối với thiết bị Surveillance HDD của Seagate tại các khu dân cư cũng như bãi đỗ xe trên khắp cả nước. Độ tin cậy cao cùng với khả năng tiếp cận dễ dàng của Surveillance HDD đã hỗ trợ các đơn vị thực thi pháp luật xử lý hơn 200 vụ vi phạm và có được 450 đầu mối cho tới nay.

Trong khi đó, một ngân hàng tại Ấn Độ đã gặp vấn đề với những chiếc đầu ghi video kĩ thuật số (DVR) đặt tại các cây ATM do các vấn đề về thất thoát dữ liệu và thu hình. Điều này làm tăng khối lượng thời gian "chết" của các máy ATM, khiến cho các khách hàng thất vọng đặc biệt ở các khu vực vùng sâu vùng xa nơi có rất ít máy ATM. Seagate đã làm việc với các đối tác để lắp đặt Surveillance HDD trong các đầu ghi kĩ thuật số tại các cây ATM, nhờ đó đã giảm gần 80% thời gian chết của các máy ATM và giảm đáng kể chi phí vận hành của ngân hàng.

Theo ước tính, các giao dịch dữ liệu giữa các máy chiếm 50% dữ liệu chuyển giao trên Internet. Và khi nhu cầu lưu trữ dữ liệu vượt qua phạm vi lưu trữ exabyte trong vòng 10 năm tới, chính quyền các nước đang tìm kiếm các đối tác có thể giúp giải quyết các thách thức này.

Seagate đang ở vị thế dẫn đầu trong việc hỗ trợ chính phủ các nước xây dựng các thành phố thông minh hơn, theo ý kiến của giới chuyên môn, công nghệ của Seagate chứa đựng 45% kiến thức thế giới và khoảng 50% dữ liệu lưu trữ đám mây công cộng. Thông qua nhóm hệ thống của chúng tôi (trước đây là Xyratex), chúng tôi đã chuyển giao hơn 17.000 petabyte và gần 2 triệu thiết bị đi kèm cho các nhà sản xuất thiết bị gốc chủ chốt (OEM). Các dịch vụ dự phòng và khôi phục điện toán đám mây của Evault có hơn 25.000 người đăng ký (hơn 5.000 người đăng ký trực tiếp và hơn 20.000 người đăng ký thông qua đối tác như SunGard hay Fujitsu).

Từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn, từ các hoạt động điện toán có năng suất cao cho tới các dịch vụ điện toán đám mây có quy mô cực lớn, Seagate đang giúp các tổ chức hoạt động trong khu vực công và khu vực tư quản lý sự tăng trưởng đột phá trong dữ liệu để tạo ra tài sản thông tin mới. Suy cho cùng, một thành phố thông minh chỉ hoạt động hiệu quả khi nó có dữ liệu và Seagate có năng lực và kinh nghiệm giúp các thành phố giải quyết các thách thức dữ liệu trong dài hạn.

Mai Anh

Theo Seagate

Chủ đề khác