VnReview
Hà Nội

Tencent xin lỗi vì trò chơi phản cảm ở tiệc tất niên

Mới đây, đại diện Tencent (Trung Quốc) đã phải lên tiếng xin lỗi vì một trò chơi mang tính gợi dục tại buổi tiệc tất niên của công ty. Sự kiện đã làm bùng nổ tranh cãi về những bất công mà phụ nữ phải đối mặt ở Trung Quốc.

Hình ảnh phản cảm trong video

 

Đoạn video được quay tại một bữa tiệc do phòng tin nhắn tức thời của công ty tổ chức. Đoạn video đã khiến nhiều người nghĩ đến chủ nghĩa phân biệt giới tính, phân biệt đối xử và quấy rối tình dục vẫn còn phổ biến trong văn hóa công sở tại Trung Quốc, ngay cả tại một trong những công ty công nghệ phát đạt và có tư duy cởi mở nhất.

Cụ thể, video cho thấy nữ nhân viên trong tư thế quỳ và dùng miệng cố gắng mở chai nước đang được kẹp giữa hai chân của nam nhân viên. Đoạn video sau đó đã nhanh chóng lan truyền trên Twitter và nhiều phương tiện truyền thông xã hội khác.

Tencent, được nhiều người biết đến với nền tảng nhắn tin WeChat, đã phải ngay lập tức phát thông báo trên mạng xã hội Zhihu (Trung Quốc) rằng trò chơi này là không phù hợp và hứa sẽ không để tái diễn việc này nữa. Phát ngôn viên Canny Lo của công ty đã từ chối bình luận thêm về vụ việc này.

Tencent xin lỗi vì trò chơi hình ảnh khiêu dâm ở tiệc tất niên

Trước đó, Alibaba từng phải gỡ bỏ một thông tin quảng cáo tìm kiếm lập trình viên nữ cho công ty với những tố chất của một ngôi sao khiêu dâm. JD.com Inc từng mời một sao khiêu dâm Nhật Bản dự sự kiện của công ty dù cho chính quyền nước này cấm các bộ phim người lớn trên các kênh trực tuyến.

Vấn đề của Tencent (Trung Quốc) cũng từng xảy ra tại thung lũng công nghệ Silicon của Mỹ. Luo Mingxiong, người sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Jingbei từng phát biểu trong một hội nghị rằng: "Tốt nhất không nên đầu tư vào CEO nữ". Ông nói rằng phụ nữ thường không hiệu quả trong mọi lĩnh vực ngoại trừ việc sinh đẻ. Ý kiến này ngay lập tức gây xôn xao dư luận nhưng điều đáng ngạc nhiên là nó vẫn được ủng hộ bởi không ít người trên mạng xã hội Weibo.

Rui Ma, một nhà đầu tư tại 500 Startups cho biết: "Tôi khá sốc khi điều này xảy ra tại Tencent. Không nên đầu tư vào phụ nữ ư? Thật ngạc nhiên khi ai đó nói điều này tại một nơi công cộng. Nhưng dù sao cũng không quá bất ngờ khi nhiều quỹ đầu tư có cùng quan điểm như vậy".

Vụ việc này xảy ra trong bối cảnh làng công nghệ Trung Quốc đã bắt đầu có chuyển hướng trong việc xóa bỏ phân biệt giới tính. Ví dụ như sự xuất hiện của Kathy Xu, người sáng lập của Capital Today; Anna Fang của Zhenfund và Chen Xiaohong, người đã tạo ra H Capital – tất cả những người này đều là phụ nữ. Alibaba cũng được khen ngợi vì có số lượng nữ trong ban quản trị khá cao (đến 11 người).

Pocket Sun, người sáng lập của Sogal Ventures cho biết: "Môi trường làm việc không có sự tôn trọng dành cho phụ nữ là điều đáng lên án. Điều này thúc đẩy chúng ta phải đấu tranh để thay đổi những môi trường làm việc như vậy".

Mao Trạch Đông, vị lãnh đạo nổi tiếng của Trung Quốc, cũng từng thừa nhận rằng "phụ nữ nắm giữ nửa bầu trời". Và hiện tại xã hội Trung Quốc cũng đang hướng đến việc xây dựng một môi trường làm việc công bằng hơn giữa nam và nữ.

Daisy Qiu, người sáng lập tổ chức tư vấn nghề nghiệp Rui Wen dành cho phụ nữ, gọi sự cố tại buổi tiệc của Tencent là "sự sỉ nhục của cộng đồng" và là dấu hiệu cho thấy xã hội vẫn còn nhẹ tay khi xử lí vấn đề này.

Bạch Đằng

Chủ đề khác