VnReview
Hà Nội

Clip cho trẻ ăn nòng nọc đang bơi khiến cư dân mạng Trung Quốc choáng váng

Trên mạng xã hội Trung Quốc đang xuất hiện một video, trong đó có hình ảnh một người lớn đang đút cho em bé ăn nòng nọc đang bơi trong một bát nước. Video đã khiến bác sỹ nhi khoa Trung Quốc phải khuyến cáo cộng đồng về khả năng lây nhiễm nguy hiểm khi ăn nòng nọc sống.

Theo trang Strait Times, trong đoạn clip được đăng trên mạng xã hội Sina Weibo, YouTube và các kênh truyền thông xã hội khác, một người phụ nữ đã dùng thìa vớt một con nòng nọc đang bơi từ bát nước đút cho một đứa trẻ ăn.

Người này còn nói vẻ dỗ dành cho đứa trẻ ăn: "con cá bé nhỏ, con cá bé nhỏ".

Đứa trẻ có vẻ đã nuốt loài sinh vật nhỏ bé này. Không rõ video diễn ra khi nào và ở đâu. Nhưng đoạn video đã gây phẫn nộ mạnh mẽ trong cư dân mạng Trung Quốc, mọi người rất kích động vì hành vi của người phụ nữ đó. Phần lớn người dùng chỉ trích người đàn bà trong clip là "không có não", "ngu ngốc".

Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa lại lo sợ hành vi này sẽ bị nhân rộng bởi theo y học cổ truyền của Trung Quốc có nói đến việc ăn nòng nọc.

Một bác sĩ nhi khoa Pei, đã viết trong Weibo rằng hành vi này được mô tả chi tiết trong cuốn sách về cỏ thảo dược của Trung Quốc The Compendium of Materia Medica, một cuốn sách do bác sĩ và nhà thảo dược Li Shizhen viết trong thời nhà Minh vào những năm 1500.

Bác sỹ Pei cho biết: "Người ta nói rằng ăn nòng nọc có thể giải độc các vết loét. Tuy nhiên, ăn những con nòng nọc sống như thế, ngay cả những đứa trẻ không bị loét cũng có thể bị loét, bởi vì trẻ có thể bị nhiễm trùng từ những con vi trùng trên thân nòng nọc".

Ông đã chia sẻ một bức ảnh về bệnh nhiễm ký sinh trùng mà ông từng phát hiện trong dạ dày của một đứa trẻ. "Điều này có thể xảy ra khi ăn nòng nọc sống, hay ếch, rắn sống", bác sỹ nói.

Theo các phiên bản trực tuyến của cuốn sách The Compendium of Materia Medica, việc sử dụng nòng nọc để "làm lành" vết loét đòi hỏi các sinh vật phải được nghiền thành bột. Sau đó đắp lên vết loét, cùng với dâu tằm nghiền.

Một nghiên cứu mang tên "A Neglected Risk For Sparganosis: Eating Live Tadpoles In central China", (Nguy cơ bị sán lá gan rất lớn khi ăn nòng nọc sống ở miền Trung Trung Quốc), nghiên cứu đã được Ủy ban Đạo đức Khoa học về Sự sống của Đại học Trịnh Châu phê chuẩn và được công bố trong Tạp chí Các bệnh truyền nhiễm của Tạp chí Nghèo đói năm ngoái. Nghiên cứu nói rằng bệnh sán lá gan, hay là một loại bệnh nhiễm ký sinh trùng, do nuốt phải nòng nọc sống đang xuất hiện ở miền trung Trung Quốc.

Các cuộc điều tra cho thấy, 11,93% nòng nọc ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) bị nhiễm plerocercoids (dạng ấu trùng xâm nhiễm của sán dây). "Nuốt sống nòng nọc gây nguy cơ cao đối với bệnh nhiễm sparganum. Cần phải giáo dục sức khoẻ cộng đồng cho người dân ở các vùng đặc biệt lưu hành thói quen xấu ăn nòng nọc sống", nghiên cứu chỉ rõ.

Hoàng Lan

Chủ đề khác