VnReview
Hà Nội

LinkedIn không bị cấm ở Trung Quốc, tại sao?

Trong số các trang web mạng xã hội lớn, Trung Quốc cấm Twitter và Facebook và một số mạng xã hội khác, thậm chí còn cấm cả SlideShare. Nhưng tại sao LinkedIn lại không bị cấm?

Có vẻ như LinkedIn mang lại một số lợi ích cho Trung Quốc đủ để giữ cho nó không bị cấm.

Tại sao LinkedIn không bị cấm tại Trung Quốc?

Thứ nhất, có một thời gian Trung Quốc gặp khó khăn trong việc kết nối với phần còn lại của thế giới thông qua web. Bên cạnh email, LinkedIn có lẽ là nền tảng mạng xã hội chung duy nhất có thể được truy cập bởi cả người dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Trong khi email là phương tiện truyền thông rất hữu dụng, nhưng nó không phải là công cụ hữu dụng hỗ trợ bạn theo dõi các trạng thái và cập nhật công việc kinh doanh của đồng nghiệp. Và vì những lý do hiển nhiên như không có nhiều người nước ngoài trên các trang mạng xã hội Trung Quốc như Weibo hoặc Renren. Dịch vụ mạng xã hội Trung Quốc thành công nhất ở nước ngoài có lẽ là WeChat với hơn 70 triệu người dùng bên ngoài Trung Quốc. Nhưng theo, biên tập viên Willis Wee của trang công nghệ TechInAssia, đa phần trong số đó là người Trung Quốc sống và/hoặc làm việc tại nước ngoài.

Thứ hai, do LinkedIn không hỗ trợ trang web với ngôn ngữ tiếng Hoa giản thể nên hầu hết người Trung Quốc trên LinkedIn ít nhất đều biết tiếng Anh cơ bản. Vì vậy, tự nhiên, LinkedIn trở thành một công cụ hữu ích cho các công ty muốn tìm kiếm những nhân lực tài năng, những người thành thạo cả hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Trung) và có tư duy toàn cầu hơn. Nếu Trung Quốc cấm LinkedIn, ngay cả những tập đoàn nhà nước (Trung Quốc) cũng khó tìm được những nhân tài. LinkedIn hoạt động như một bộ lọc giúp nhà tuyển dụng tìm thấy những nhân vật tài năng thành thạo cả hai ngôn ngữ.

Tại sao LinkedIn không bị cấm tại Trung Quốc?

Thứ ba, người dùng nền tảng này biết rằng LinkedIn là một nguồn lực lớn cho giao dịch thương mại quốc tế. Vì vậy, ba triệu người Trung Quốc trên LinkedIn có thể thấy nó rất hữu dụng cho các kết nối tiềm năng và các nguồn giao dịch mà không thể tìm thấy trên các trang web bản địa như Tianji hoặc Ushi. Trong khi web Trung Quốc nói chung khá kín thì LinkedIn cho phép ba triệu người dùng Trung Quốc kết nối với thế giới, điều này có thể không phải là một điều xấu.

Với hơn 3.000 năm lịch sử phát minh và văn hóa, chúng ta không thể mong Trung Quốc thay đổi ngay lập tức thành một xã hội cởi mở. Nhưng dần dần nó sẽ tiến tới mục tiêu đó, và LinkedIn có vẻ sẽ giúp đỡ nhiều cho Trung Quốc đạt tới mục tiêu này (ngay cả mới chỉ có ba triệu người dùng Trung Quốc tham gia mạng xã hội này). Thêm vào đó, chính phủ cũng có thể dùng LinkedIn như một ví dụ cho thấy xã hội Trung quốc "cởi mở" nếu bị chỉ trích vì ngăn chặn các trang web mạng xã hội khác. Và về chính trị, không cần thiết phải cấm LinkedIn bởi vì nó không phải là một nền tảng lý tưởng cho việc khởi xưởng một cuộc nổi dậy quy mô lớn. Người dùng LinkedIn có lẽ không có thời gian cho điều đó. Nói nghiêm túc, họ hoạt động trên LinkedIn vì mục đích kinh doanh chứ không phải để trở thành một phần của một phong trào nào đó.

Tại sao LinkedIn không bị cấm tại Trung Quốc?

Nếu LinkedIn vẫn không bị cấm - Willis Wee tin điều đó, nó sẽ phát triển tốt ở Trung Quốc. Những đối thủ cạnh tranh địa phương của nó có thể sẽ phải đấu tranh vất vả nhằm giữ vị trí dẫn đầu (mặc dù Tianji tuyên bố rằng nó có tám triệu người dùng vào tháng 11 năm ngoái) bởi vì nền tảng của họ không được kết nối với thế giới bên ngoài Trung Quốc. Kẻ chiến thắng sẽ có tất cả và LinkedIn dường như có lợi thế hơn với khả năng kết nối toàn cầu của mình, nó kết nối Trung Quốc tới thế giới kinh doanh và do đó thật khó cho Trung Quốc nếu muốn cấm mạng xã hội này.

Hoàng Kỷ

Chủ đề khác