VnReview
Hà Nội

Kỹ sư Google viết phần mềm nâng cao khả năng chụp ảnh của smartphone trong điều kiện ánh sáng yếu

Trong một buổi tối trăng tròn năm ngoái, Florian Kainz, một kỹ sư phần mềm của Google, đã chụp lại khung cảnh của cầu Golden Gate và thành phố San Francisco bằng chiếc máy ảnh Canon EOS 1D X và ống kính Zeiss Otus 28mm f/1.4 ZE.

Dpreview cho biết, khi anh ấy cho các đồng nghiệp tại Google Gcam - một nhóm tập trung vào việc phát triển nhiếp ảnh điện toán (computational photography) - thấy kết quả của mình, họ đã "thách thức" anh rằng hãy chụp tấm ảnh tương tự như vậy với camera có trên các smartphone.

Thực tế, chế độ camera HDR+ của Google có trên các chiếc điện thoại Nexus và Pixel là một trong những tính năng thú vị nhất. Nó giúp tăng chất lượng hình ảnh tại điều kiện ánh sáng yếu bằng cách chụp nhiều tấm liên tiếp, lên đến 10 exposures nhỏ, sau đó ghép chúng lại thành một bức ảnh duy nhất. Điều này giúp giảm đi các chi tiết mờ và ảnh cho ra vẫn đủ sáng.

Tuy nhiên, với lý do là một kỹ sư, Florian muốn tìm hiểu những gì mà camera trên smartphone có thể thực hiện ở mức độ giới hạn về công nghệ hiện tại. Anh ấy đã viết một ứng dụng camera dành cho Android có thể điều chỉnh tốc độ màn trập, ISO và khoảng cách lấy nét. Khi nhấn nút chụp trên phần mềm này, nó sẽ mất một ít thời gian để chụp các bức ảnh, lên đến 64 khung hình, tùy thuộc vào cài đặt. Ứng dụng này sẽ lưu ảnh dưới định dạng RAW DNG để có thể dễ dàng chỉnh sửa trên PC.

Florian đã sử dụng ứng dụng này để chụp các cảnh đêm, trong đó bao gồm một hình ảnh về bầu trời đêm được chụp với chiếc smartphone Nexus 6P. Đây là chiếc smartphone có tốc độ màn trập lên đến 2 giây ở các mức ISO cao. Mỗi lần chụp, anh đều thêm một khung hình màu đen bằng cách dán lên chúng một lớp băng keo đục.

Sau đó, Florian quay về văn phòng và ghép các khung hình lại bằng Photoshop. Các hình ảnh trông khá nhiễu. Thế nhưng khi gộp toàn bộ 32 khung hình thì vấn đề nhiễu gần như bị xóa sạch. Trong khi đó, 32 khung hình đen sẽ xóa đi các hình lưới mờ do các yếu tố đen trên cảm biến gây ra.

Kết quả cho ra thật ấn tượng. Mặc dù độ phân giải chỉ đạt 9 – 10 MP, khá nhỏ so với các DSLR hiện tại, tuy nhiên, các bức ảnh đạt được độ chi tiết đến không ngờ, dải tần nhạy sáng khá tốt và chỉ có một ít nhiễu. Kết quả này sẽ mang lại một tương lai đáng trông chờ dành cho các smartphone.

Bạn có thể truy cập vào trang Blog Google Research để xem thêm một số hình ảnh mà Florian đã chụp.

Ngọc Trâm

Chủ đề khác